CAO ĐÀI - MỘT LỐI SỐNG AN BÌNH

Monday, November 19, 20183:00 PM(View: 20716)
CAO ĐÀI - MỘT LỐI SỐNG AN BÌNH

1
CAO ĐÀI
MỘT LỐI SỐNG AN BÌNH
CAODAI
A WAY OF PEACEFUL LIFE
Bùi Đắc Hùm, MD
Bùi Đặng Cẩm-Hồng, MD
2018
2
Copyright 2018 Hum Dac Bui, MD and Hong Dang Bui, MD
All rights reserved
ISBN: 9781729013403
3
Thầy là các con, các con là Thầy
Cao Đài - 1926
Cao Đài không phải là Cao Đài mới thật là Cao Đài
Lý Thái Bạch – 1974
4
THÂN MẾN TẶNG
Tất cả những người bạn đồng hành trên con đường đời
tìm kiếm hạnh phúc và tìm ra chính mình.
5
MỤC LỤC
Thành thật tri ân 6
Lời tựa 7
Lời giới thiệu 8
1- Nguyên do thành lập đạo Cao Đài 9
2- Cao Đài trong lịch sử tôn giáo 13
3- Nguyên lý thiên địa vạn vật đồng nhất thể
trong Cao Đài 15
4- Vũ trụ quan 17
5- Lược sử đạo Cao Đài 25
6- Nguyên lý đạo Cao Đài 31
7- Mục đích đạo Cao Đài 39
8- Phương thức hành đạo 43
9- Tổ chức đạo Cao Đài 53
10- Đức Phật Mẫu – Vai trò nữ phái 55
11- Toà thánh Cao Đài 59
12- Sinh hoạt Cao Đài 61
Kết luận 63
Tài liệu tham khảo 64
Liên lạc 65
Chỉ mục 67
6
THÀNH THẬT TRI ÂN
Tất cả những người đã cùng với chúng tôi san sẻ những
kinh nghiệm và những bài học quí giá trên cuộc đời.
7
LỜI TỰA
Mọi tôn giáo trên hoàn cầu đều có chung một mục đích
cao thượng hướng dẫn người đời làm lành lánh dữ, biết
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau cùng sống trong nền hoà
bình thánh đức.
Trên thế giới hiện đại, với sự tiến bộ vượt bực của nền
văn minh vật chất, con người tranh đua nhau chiếm đoạt,
sở hữu của cải, danh vọng... và trở nên hiềm khích lẫn
nhau. Ngoài ra, những khác biệt về hình thức nghi lễ của
tôn giáo càng tạo thêm sự kỳ thị giữa người và người.
Để chấm dứt hiềm khích giữa chúng sanh, Đức Chí Tôn
dùng huyền cơ diệu bút lập nên đạo Cao Đài và dạy rằng
mọi tôn giáo đều là một, cùng một nguồn gốc thiêng
liêng từ đấng Chí Tôn, cùng một giáo điều căn cứ trên
tình thương yêu và sự công bình, và rằng mọi tôn giáo
chỉ là phản ảnh khác nhau bên ngoài của cùng một chân
lý.
Cuốn sách nhỏ này cống hiến cho quí độc giả vài nét độc
đáo của đạo Cao Đài trong mục đích đem mọi tôn giáo
về chung với nhau cùng dưới một mái nhà tâm linh trong
tinh thần hoà hiệp để kiến tạo một nền hoà bình vĩnh cửu
trên thế gian. Đồng thời giới thiệu một lối sống đạo đức,
giản dị để tất cả mọi người thuộc mọi thành phần tôn
giáo đạt được sự an bình, giác ngộ và giải thoát.
Bùi Đắc Hùm
Bùi Đặng Cẩm-Hồng
8
LỜI GIỚI THIỆU
Đạo Cao Đài là một tôn giáo đại đồng do Đức Chí Tôn
thành lập tại Việt Nam bằng huyền cơ diệu bút.
Số tín đồ khoảng 6-7 triệu người. Sau năm 1975, có
khoảng mười ngàn người tín đồ sống rải rát khắp nơi
trên thế giới.
Mục đích của đạo Cao Đài là qui tam giáo, hiệp ngũ chi,
đem những mối đạo ở thế gian về hiệp lại cùng dưới một
mái nhà tâm linh, công nhận rằng mọi tôn giáo đều có
cùng một nguồn gốc thiêng liêng tức là Đức Chí Tôn, và
có cùng một giáo lý.
Đạo Cao Đài xuyển dương một đời sống thanh bạch,
giúp chúng sanh thuộc mọi tầng lớp, mọi tôn giáo cũng
như không tôn giáo đạt được sự an bình trong nội tâm và
sống trong một cộng đồng hoà bình thánh đức.
Cuốn sách “Cao Đài, Một Lối Sống An Bình” gồm có
các mục sau đây
1- Nguyên do thành lập đạo Cao Đài
2- Cao Đài trong lịch sử tôn giáo
3- Nguyên lý thiên địa vạn vật đồng nhất thể trong Cao Đài
4- Vũ trụ quan
5- Lược sử đạo Cao Đài
6- Nguyên lý đạo Cao Đài
7- Mục đích đạo Cao Đài
8- Phương thức hành đạo
9- Tổ chức đạo Cao Đài
10- Đức Phật Mẫu – Vai trò nữ phái
11- Toà thánh Cao Đài
12- Sinh hoạt Cao Đài
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Liên lạc
9
CHƯƠNG I
NGUYÊN DO THÀNH LẬP ĐẠO CAO ĐÀI
Từ ngàn xưa, loài người đã sống một đời sống hoà bình
hạnh phúc trong tình thương yêu và phụng sự lẫn nhau.
Với thời gian, sự cạnh tranh vì những nhu cầu sinh sống
đã tạo nên nhiều hiềm khích. Ngày nay, nền văn minh
khoa học đã đưa con người gần đến tột đỉnh của vật chất
song song với những khí cụ chiến tranh. Nhưng sự tiến
bộ của vật chất và chiến tranh đã không đi đôi với sự tiến
triển về tâm linh, và con người đang bị lôi cuốn trong
danh vọng, giàu sang, lục dục thất tình che lấp mất cả
lương tri, không ngần ngại xử dụng mọi khả năng chiến
tranh để thỏa mãn dục vọng của mình. Hằng ngày không
nơi nào trên thế giới lại không có những cảnh giết hại lẫn
nhau vì lý do tôn giáo khác biệt, vì tranh giành lãnh thổ,
danh vọng, địa vị, sắc đẹp, tiền bạc, miếng ăn… Nhân
loại càng ngày càng đi sâu vào tội lỗi, và sự diệt vong
của loài người hầu như không tránh khỏi. Trước mối
nguy tận diệt ấy, loài người đang cần một sức mạnh tâm
linh để kéo họ trở về với lương tri của mình.
Nhìn qua lịch sử tôn giáo của loài người, từ hơn năm
ngàn năm nay, hầu như lúc nào cũng có một nền đạo
được khai sáng để dạy dỗ loài người biết thương yêu
nhau, làm điều thiện, tránh điều ác.
Tại phương Đông, hơn 5000 năm trước, Ấn Độ Giáo
(Hinduism) ra đời dạy con người tôn thờ các đấng thiêng
10
liêng, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật lập nên Phật Đạo, và tại
Trung Hoa, vua Phục Hy tìm ra dịch học, dạy dân nguồn
gốc của vũ trụ và loài người, Đức Thái Thượng Đạo
Quân lập ra Tiên giáo.
Ở phương Tây, vào khoảng 2500 năm trước, thánh
Abraham lập nên Do Thái Giáo.
Sau đó tại Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời
hoằng dương Phật giáo, ở Trung Hoa có Đức Lão Tử,
Đức Khổng Tử lần lượt chấn hưng Tiên giáo và Nho
giáo, và ở Âu Châu, Đức Jesus Christ chấn hưng Thiên
Chúa, Đức Mohammed thành lập Hồi Giáo.
Ngày xưa, vì thiếu phương tiện giao thông, sự phổ
truyền của tôn giáo rất giới hạn. Ngày nay, trước sự tiến
triển tuyệt vời của khoa học, nếu sự giao dịch giữa các
dân tộc đã trở nên dễ dàng, thì ngược lại, loài người càng
đi xa lần tôn giáo, càng ngày càng bị lôi cuốn vào xa hoa
vật chất, và nhận thức được sự khác biệt giữa những tôn
giáo hiện hữu. Những triết lý nguyên thủy của tôn giáo
lần lần bị biến đổi để chiều theo thị hiếu và nhu cầu của
các tín đồ. Những kẻ thực tâm muốn tìm đạo, trước sự
hiềm khích giữa các tôn giáo, trở nên hoang mang không
còn biết đạo nào là chân chính. Họ trở nên lạc hướng,
sống buông trôi từng ngày theo dòng đời vật chất.
Vào đầu thế kỷ thứ hai mươi, tại xứ Việt Nam nhỏ bé và
nghèo khổ vì hậu quả của chiến tranh, một mối đạo đại
đồng được do chính Thượng Đế thành lập qua cơ bút
đểđộ rỗi chúng sanh.
Qua một đàn cơ năm 1926, Đức Thượng Đế có dạy rằng:
“Vốn từ trước, Thầy lập ra ngũ chi Đại Đạo tức là Nhân
Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo tùy
11
theo phong hóa của nhân loại là vì khi trước Càn vô đắc
khán, Khôn vô đắc duyệt, nhân loại chỉ hành đạo nơi địa
phương mình mà thôi. Còn nay thì nhân loại đã hiệp
đồng, Càn khôn dĩ tận thức, thì lại bị nhiều đạo ấy mà
nhân loại nghịch lẫn nhau. Vậy nên Thầy mới nhất định
quy nguyên phục nhất. Lại nữa, trước Thầy giao chánh
giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa thánh giáo mà
làm ra phàm giáo. Thầy lấy làm đau đớn hằng thấy gần
trót mười ngàn năm, nhân loại phải sa vào nơi tội lỗi,
mạt kiếp chốn A tỳ. Thầy nhất định đến chính mình Thầy
độ rỗi các con, chẳng chịu giáo chánh giáo cho tay
phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập chánh thể, có lớn
nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau anh trước
em sau mà đến nơi Bồng đảo.”
Thánh ngôn ngày 24 tháng 4 năm 1926. (Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển, 1972, tr. 16)
Đó là đạo Cao Đài, một tôn giáo mới với chủ thuyết
“Vạn Giáo Nhất Lý” hay là “mọi tôn giáo đều có cùng
một nguyên lý.”
Tôn giáo nầy bao gồm năm nền đạo chính là Nhân Đạo,
Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo, tin tưởng
rằng tất cả mọi tôn giáo đều có cùng một nguồn gốc và
do Đức Thượng Đế tạo nên, có cùng một giáo lý dựa trên
“Tình Thương Yêu và Sự Công Bình” và mọi tôn giáo
chỉ là những hình thức khác nhau của cùng một chân lý.
Đức Chí Tôn dạy thêm rằng đạo Phật, đạo Tiên và đạo
Thánh đều do chính Đức Chí Tôn mà ra:
“Nhiên Đăng Cổ Phật thị ngã,
Thích Ca Mâu Ni thị ngã,
Thái Thượng Nguơn Thỉ thị ngã
Kiêm viết Cao Đài.”
12
Hay là:
“Phật Trời, Trời Phật cũng là Ta
Nhánh nhóc chia ba cũng một Già
Thích, Đạo, Gia Tô tay chưởng quản,
Thương dân xuống thế độ lần ba.”
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, 1972, tr. 12)
13
CHƯƠNG II
CAO ĐÀI TRONG LỊCH SỬ TÔN GIÁO - ĐẠI
ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ?
Tiếng Việt dùng chữ Đạo với hai nghĩa:
Đạo với ý nghĩa là tôn giáo, là hình thức bề ngoài với
nghi lễ, luật lệ khác nhau. Nếu nhìn theo ý nghĩa tổ chức
tôn giáo thì những mối đạo có muôn vạn hình tướng
khác nhau.
Đạo với ý nghĩa là Đại Đạo là vô vi với mục đích hướng
dẫn chúng sanh về hiệp nhứt cùng Đức Chí Tôn. Nếu
nhìn vào khía cạnh vô vi thì muôn Đạo đều là một.
Đạo Cao Đài còn được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
tức là Phổ Độ nền Đại Đạo lần thứ ba. Nói đến Phổ Độ
lần thứ ba tức là đã có Phổ Độ lần thứ nhất và lần thứ
hai.
Nhất Kỳ Phổ Độ, vào thời Đức Phục Hy bên Trung Hoa,
các vị thánh nhân sau đây giáng phàm cứu thế:
Nhân Đạo và Thần Đạo: Đức Phục Hy,
Thánh Đạo: Đức Moses ở Âu Châu,
Tiên Đạo: Đức Thái Thượng Đạo Quân (tiền thân của
Đức Lão Tử),
Phật Đạo: Đức Nhiên Đăng Cổ Phật.
Nhị Kỳ Phổ Độ, trong thời kỳ này các vị thánh nhân sau
đây giáng phàm:
14
Nhân Đạo: Đức Khổng Tử ở Trung Hoa,
Thần Đạo: Đức Khương Thái Công ở Trung Hoa,
Thánh Đạo: Đức Jesus Christ và Đức Mohammed ở
phương Tây,
Tiên Đạo: Đức Lão Tử ở Trung Hoa,
Phật Đạo: Đức Thích Ca Mâu Ni hay là Sakya Muni ở
Ấn Độ.
Tam Kỳ Phổ Độ:
Để chấm dứt hiềm khích giữa các tôn giáo, kỳ nầy Đức
Thượng Đế dùng huyền cơ diệu bút lập đạo nên đạo Cao
Đài còn được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, gom ngũ
chi Đại Đạo làm một và không giao quyền giáo chủ cho
người phàm nữa.
15
CHƯƠNG III
NGUYÊN LÝ THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT
THỂ
Đức Chí Tôn có dạy rằng: “Khi lập càn khôn thế giái
rồi, Thầy phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là vật chất,
thảo mộc, thú cầm và nhân loại gọi là chúng sanh. Vậy
các con đủ hiểu rằng mỗi vật hữu sanh nơi thế gian đều
do chơn linh Thầy mà ra, có sống ắt có Thầy, Thầy là
cha sự sống.”
Hay nói cách khác, tất cả con người dầu thuộc sắc dân
nào, dù thuộc giai cấp nào cũng đều là anh em với nhau
có cùng một đấng Cha Trời. Mỗi chúng sanh đều có một
phần chơn linh của Thượng Đế.
Vì vậy Đức Chí Tôn mới dạy: “Thầy là các con, các con
là Thầy.”
Thật ra những lời dạy của Đức Thượng Đế Cao Đài
không khác chi những lời dạy của Ngài trong những
ngàn năm về trước khi Ngài mở Đạo Tiên, Đạo Phật,
Đạo Nho, Đạo Thánh.
Trong Ấn Độ Giáo có dạy: Thượng Đế là đại linh quang,
con người là tiểu linh quang.
Đức Thích Ca Mâu Ni dạy: Tâm tức Phật, Phật tức Tâm.
Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.
Đức Chúa Jesus dạy: Ta và Cha Ta là một.
Tuy nhiên, với thời gian, con người càng ngày càng chú
trọng đến hữu vi sắc tướng, đến vật chất bên ngoài mà
16
quên đi bản thể cao quí ở trong lòng mình và vì vậy càng
ngày càng xa chơn đạo. Để tái tạo cho thế giới nhân loại
một đời sống thánh đức, thái bình an lạc, Đức Thượng
Đế lập nên Đạo Cao Đài, dạy cho mỗi người phải biết
mình và mọi người cùng là anh em với nhau, vì ai ai
cũng có một phần chơn linh của Đấng Cha Trời, và mọi
tôn giáo ở thế gian đều có cùng một nguồn gốc và cùng
một lý.
Ngoài ra, Đức Chí Tôn còn dạy: "Thầy là các con, các
con là Thầy," nghĩa là từ vật chất, thảo mộc, thú cầm,
nhân loại chi chi có sự sống đều có thọ một điểm linh
quang của Đức Chí Tôn, vì thế mới có câu: Thiên địa
vạn vật đồng nhất thể.
Khoa học hiện đại cũng đã tìm thấy rằng từ vật chất, thảo
mộc, thú cầm, đến nhân loại, tất cả đều có cùng một cấu
thể gọi là linh quang trong nguyên tử tức là dương điện
tử (proton) và âm điện tử (electron). Linh quang này có
một đời sống và chuyển động không ngừng (mặc dầu bề
ngoài của vật chất dường như bất động). Đức Chí Tôn
dạy:
“Con là một thiêng liêng tại thế,
Cùng với Thầy đồng thể linh quang.”
17
CHƯƠNG IV
VŨ TRỤ QUAN
Đạo Cao Đài quan niệm rằng Đức Chí Tôn xuất hiện từ
Khí Hư Vô và Ngôi của Đức Chí Tôn là Thái Cực. Thầy
phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi (Âm và Dương) và từ đó
tạo ra càn khôn thế giới.
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972, tr. 190)
Âm Quang thì lạnh lẽo tối tăm mịt mờ không sanh không
hoá.
Còn Dương Quang thì ấm áp sáng sủa. Nơi nào ánh
Dương Quang rọi đến thì Âm Dương kết hợp tạo nên càn
khôn thế giới trong đó Dương là chủ của phần vô hình
(Chơn Linh, Chơn Thần) còn Âm là mẹ của phần hữu
hình (xác thân vật chất).
Theo Tiên Giáo, Đức Lão Tử có dạy rằng:
“Có vật hỗn độn mà nên, sanh trước Trời Đất, yên lặng
trống không, cô đơn tột bực, không đổi thay, nhưng đấng
ấy luôn luôn đến cùng vạn vật và được coi như là mẹ
sanh của vạn vật. Ta không biết tên, gượng gọi đó là
Đạo.”
(Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sanh. Tịch hề, liêu hề,
độc lập bất cải, châu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ
mẫu. Ngô bất tri kỳ danh cưỡng tự chi viết Đạo)
(Đạo Đức Kinh, Ch. 25)
“Đạo sanh Một
Một sanh Hai
18
Hai sanh Ba
Ba sanh vạn vật.”
(Đạo sanh nhứt, Nhứt sanh Nhị, Nhị sanh Tam, Tam
sanh vạn vật)
(Đạo Đức Kinh, Ch. 42)
Phật giáo gọi là Đấng bất sanh, bất diệt, là Brahmakaya,
là chân lý tuyệt đối, là cõi vô vi.
Vì quan niệm rằng con người và muôn vật trên thế gian
này đều là không, nên người thế gian hiểu lầm, cho rằng
Phật giáo không công nhận sự hiện hữu của Thượng Đế.
Nhưng thật ra các tôn giáo phương Tây cũng có đồng
quan điểm cho rằng Thượng Đế là hư vô.
Do Thái Giáo gọi đấng sáng tạo là Elohim là một trạng
thái vừa hữu giác vừa vô giác, vừa hữu cảm vừa vô cảm
hay nói cách khác là trạng thái hư vô, và trạng thái hư vô
đến từ trạng thái hổn độn.
Đạo Thiên Chúa thì cho rằng trước khi có trời đất thì đã
có Đạo. Đạo ở cùng Đức Chúa Trời và Đạo là Đức Chúa
Trời và Đức Chúa Trời tạo ra muôn vật.
Thượng Đế là nguồn sáng, soi sáng khoảng trống tối
tăm.
(John1:1)
Hồi Giáo thì cho rằng: Thượng Đế (Thánh Allah) là
nguồn sáng của Trời và đất.
Nội giáo của Hồi Giáo (Sufism) quan niệm Thượng Đế
là chân lý duy nhất gọi là Huệ Quang, Tình Thương Yêu,
Hư Vô.
19
Đạo Bà La Môn cho rằng Thượng Đế là linh quang đem
ánh sáng cho muôn loàị. Năng lực nguyên thủy là Đấng
Brahman. Đấng Brahman thì vô thỉ, vô chung, siêu tuyệt.
Đạo Sikkhism gọi Thượng Đế là Chân Lý, là ánh sáng
của muôn loài.
Khổng giáo cho rằng: Trời có nói gì đâu mà bốn mùa
xây chuyển, van vật sanh sôi nẩy nở. Trời có nói gì đâu?
Đức Cao Đài dạy rằng:
Khí Hư Vô sanh ra có một Thầy (và Thầy là Đạo), còn
mấy Đấng Thầy kể đó ai sanh? Ấy là Đạo. Các con nên
biết nếu không có Thầy thì không có chi trong càn khôn
thế giái nầy, mà nếu không có hư vô chi khí thì không có
Thầy.
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972, tr. 28)
Còn việc tạo thành vũ trụ, Đức Chí Tôn dạy rằng: “khi
tạo nên Càn Khôn Thế Giới rồi, Thầy lại phân tánh Thầy
mà sanh ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú
cầm gọi chung là chúng sanh. Chi chi hữu sanh cũng do
bởi chơn linh Thầy mà ra. Hễ có sống ắt có Thầy. Thầy
là cha sự sống. Thầy là các con, các con là Thầy.”
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972, tr. 170)
Muôn vật trong càn khôn thế giái đều có từ Âm và
Dương. Tùy theo tỉ lệ Âm Dương mà con người được ở
cõi cao hay thấp. Những linh hồn tinh tấn có nhiều
Dương quang thì nhẹ nhàng khinh thoát sẽ được ở cõi
nhẹ nhàng yên tĩnh tốt đẹp sáng tươi (có thể gọi là thiên
đàng).
20
Còn linh hồn sa đọa thì nặng trược có nhiều Âm quang
hơn sẽ ở cõi thấp tối, nặng nề lạnh lẽo (có thể gọi là địa
ngục).
Về phương diện tâm linh, mọi chúng sanh đều thọ điểm
linh quang từ Đức Chí Tôn (mà người đời gọi là lương
tâm). Điểm linh quang ở trong lòng của con người.
Về phương diện vật chất, muôn vật đều có một thể xác
hữu hình cấu tạo bởi Âm quang và Dương quang (âm
điện tử và dương điện tử).
Chẳng những tôn giáo có quan niệm giống nhau cho
rằng Đấng Tạo Hóa là hư vô, khoa học cũng có khám
phá tương tự. Khoa học cho rằng vũ trụ được tạo thành
từ hư vô và câu chuyện tạo thiên lập địa được bắt đầu
như sau:
Một ngày kia, khi chưa có không gian và thời gian, thời
gian không phải là một dòng vô tận từ quá khứ cho tới
tương lai mà là dính liền với không gian nhất là vật chất
và trọng lực. Không ai có thể bàn cải gì trước khi có hiện
tượng Big Bang vì lúc ấy chưa có thời gian.
Hiện tượng Big Bang xảy ra 13 tỉ năm về trước.
Từ hư vô, một yến linh quang nhỏ bé cực kỳ chói sáng
hiện ra vô cùng nóng và bên trong khối lửa ấy là không
gian. Cùng với không gian là dòng thời gian. Và không
gian hợp với thời gian để tạo thành vũ trụ.
Khi mới được tạo thành, vũ trụ sơ sinh vô cùng nóng
quay quần trong bức xạ cực mạnh. Trong thời kỳ phôi
thai nầy, các tia phóng xạ vô cùng mãnh liệt dưới hình
thức nguyên tử với Âm điện tử và Dương điện tử.
Công thức nổi tiếng của Einstein E=mc2 cho rằng năng
lực và vật chất có thể hoán chuyển lẫn nhau từ thể nầy
qua thể kia.
21
(Big Bang, Cooper H and Henbest N, DK Publishing
1997, tr. 10-11)
Hiện nay, đại học Standford cũng vẫn còn tiếp tục các thí
nghiệm để tạo thành vật chất từ các Âm điện tử và
Dương điện tử.
Như vậy, khoa học cũng đã tiến tới kết luận rằng vũ trụ
được tạo thành từ hư vô dưới hình thức linh quang.
Khoa học cũng cho thấy rằng vật chất dù trông ra như
bất động vô tri giác, nhưng trong cấu tử nhỏ bé nhất của
nó cũng có những nguyên tử với các Âm điện tử và
Dương điện tử chuyển động không ngừng. Phải chăng
trong vật chất vô tri cũng có sự sống?
Khi vũ trụ được lập thành, các tầng trời gồm những tinh
cầu, tùy theo tỉ lệ Âm Dương mà có quả trược, quả
thanh, quả nặng, quả nhẹ. Tinh cầu nào có nhiều Dương
quang thì nhẹ nhàng ấm áp nằm ở trên cao gần với Đức
Chí Tôn. Quả nào nhiều Âm quang thì ở vùng lạnh lẽo
tối tăm nặng trược ở từng thấp hơn của vũ trụ.
Linh hồn con người cũng vậy. Linh hồn nào có nhiều
Dương quang với những đức tính tốt đẹp cao thượng sẽ
được nhẹ nhàng ở cõi trên.
Linh hồn nào nhiều Âm quang trọng trược với nhiều lục
dục thất tình tham sân si sẽ trở nên nặng nề và sẽ ở cõi
thấp (địa nguc).
(Đại Thừa Chơn Giáo, 1936, tr.141 -142)
Lục dục thất tình giống như những chiếc áo choàng.
Càng choàng nhiều áo lục dục thất tình, linh hồn càng
nặng thì sa vào cõi thấp. Linh hồn nào bỏ được các chiếc
áo khoác lục dục thất tình thì trở nên nhẹ nhàng và sẽ
được về cõi cao hơn (hay là thiên đàng).
22
Khi con người ở thế gian còn mang xác phàm thì thiên
đàng hay địa ngục đều ở trong lòng của mình. Khi làm
điều tốt, lòng thấy nhẹ nhàng như thể được về cõi Tiên.
Khi làm điều tội lỗi lòng thấy nặng nề ray rứt khổ sở
chẳng khác nào ở địa ngục.
Trong thời gian tại thế, Đức Phật và Chúa Jesus há chẳng
như ở thiên đàng?
Nếu con người biết tu tâm dưỡng tánh kềm chế lục dục
thất tình trở về nội tâm tìm thấy sự yên tĩnh, trống
không, không bị ràng buộc bởi thị phi thế sự, tức là đã
giống như là được về cõi Niết Bàn.
Phần đông triết lý Đông phương cho rằng trời có chín
cõi.
Đạo Cao Đài dạy rằng trời có 12 cõi.
Ngoài 9 cõi trời tạo hóa do Đức Diêu Trì Kim Mẫu
chưởng quản, còn có 3 cõi hư vô là Hỗn Nguơn Thiên,
Hội Nguơn Thiên và Hư Vô Thiên tương ứng với thời
hỗn độn và thời hư vô, trước khi tạo thiên lập địa (thời
kỳ Tiên Thiên). Trong thời kỳ nầy chỉ có ngôi Thái Cực.
Sau khi ngôi Thái Cực phân định Âm Dương (thời kỳ
Lưỡng Nghi), Đức Diêu Trì Kim Mẫu dụng khí Âm
Dương để tạo nên càn khôn vũ trụ với 9 từng trời tạo hóa
(thời kỳ Hậu Thiên).
“Thiên Cung xuất vạn linh tùng pháp
Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh
……….
Chủ Âm quang thường tùng Thiên mạng
……….
Âm dương biến tạo Chơn Thần
Lo cho nhơn vật về phần hữu vi…”
(Phật Mẫu Chơn Kinh)
23
Chín từng trời nầy do 9 vị nữ Phật chưởng quản dưới
quyền của Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
Do đó con người sau khi chết, Đạo Cao Đài tổ chức 9
cửu để làm lễ cầu siêu. Mỗi cửu cách nhau 9 ngày để cầu
nguyện cho linh hồn qua được 9 cõi trời.
Hai trăm (200) ngày sau cửu thứ 9 là lễ Tiểu Tường để
cầu nguyện cho linh hồn lên được cõi Hư Vô Thiên và
sau đó 300 ngày, là lễ Đại Tường để cầu nguyện cho linh
hồn được về cõi Hỗn Nguơn Thiên (từng trời Hổn Độn).
Tóm lại, khoa học và tôn giáo đã gặp nhau trên quan
niệm về cấu tạo của Tạo Hóa và chúng sanh và về sự
đồng nhứt thể của Trời đất cùng vạn vật.
Trời và người đồng thể linh quang.
Chỉ có một điều khác là linh quang của Đức Chí Tôn thì
chí Dương, chí thánh, chí thiện, còn linh quang của con
người thì bị bao phủ bởi màn vô minh nằm sâu trong xác
thịt thân phàm đầy rẫy thất tình lục dục.
Nếu con người biết tu tĩnh tâm hồn giảm bớt Âm quang,
phá được màn vô minh của tham, sân, si, lục dục thất
tình thì chắc chắn sẽ tìm được Phật tánh, chân như bản
thể hay là được hiệp một cùng Đức Chí Tôn trong lòng
của mình.
Trong đạo Cao Đài, phương thức tu tâm, luyện tánh gồm
có cầu nguyện, thiền định, ăn chay, làm lành, lánh dữ.
Tất cả những phương thức nầy làm cho lòng con người
càng được nhẹ nhàng thoát tục gội nhuần điển Dương
quang.
Về phương diện siêu hình thì đạo Cao Đài và khoa học
đều gặp nhau trên một quan điểm, Thượng Đế là hư vô,
và Thượng Đế tạo ra Dương quang và Âm quang.
24
Cũng như Cao Đài, những tôn giáo khác cũng cho rằng
trong mọi chúng sanh đều có một phần linh quang của
Thượng Đế.
Nhưng về phương diện thực tế và phương thức hành đạo,
những tôn giáo có những nghi thức cúng kiến thờ
phượng khác nhau nhưng nguyên tắc căn bản cũng vẫn
là một, đều dựa trên căn bản tình thương yêu và sự công
bình.
25
CHƯƠNG V
LƯỢC SỬ ĐẠO CAO ĐÀI
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay là đạo Cao Đài là một nền
tôn giáo bao gồm triết lý của ngũ chi Đại Đạo gồm có:
Nhân Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật đạo
do Đức Thượng Đế hay Đức Cao Đài dùng huyền cơ
diệu bút lập nên vào năm 1926 tại miền Nam Việt Nam.
Người đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài là quan phủ Ngô
Văn Chiêu thuộc quận Bình Tây, tỉnh Chợ Lớn. Năm
1920, ông Chiêu được đổi ra Hà Tiên, một tỉnh thuộc
miền duyên hải phía tây của Nam Việt, nổi tiếng là một
danh lam thắng cảnh. Với lòng mộ đạo, ông Chiêu
thường lên núi cầu cơ thỉnh tiên. Ngày nọ, có một vị tiên
cô giáng cơ cho ông hai bài thi:
Văng vẳng nhạn kêu bạn giữa thu,
Rằng Trời cùng đất vẫn xa mù,
Non tây ngảnh lại đường gai gốc,
Gắng chí cho thành bậc trượng phu.
Ngần ngần trăng tỏ giữa trời thu,
Cái cảnh tây phương vẫn mịt mù,
Mắt tục nào ai trông thấy đấy,
Lắm công trình mới đúng công phu.
Vị tiên cô có ý khuyên tu nhưng quan phủ Chiêu chưa
ngộ đạo. Ngày 26 tháng 10 năm 1920, ông Chiêu được
đổi ra Phú Quốc, một hòn đảo xinh đẹp ở vịnh Thái Lan.
26
Quan phủ thường lên đỉnh núi Dương Đông lập đàn cầu
cơ. Nơi đây, Đức Cao Đài giáng cơ thu nhận ông Chiêu
làm đệ tử, dạy ông trường trai và tạo Thiên Nhãn để thờ.
Đức Cao Đài xưng là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma
Ha Tát và dạy ông Chiêu phải kêu Tiên Ông bằng Thầy
mà thôi.
Đến năm 1924, ông Chiêu được đổi về Sài Gòn, vẫn tiếp
tục thờ phượng Đức Cao Đài và thỉnh thoảng có độ một
số thân bằng quyến thuộc nhập đạo.
Cũng ở tại Sài Gòn, vào năm 1925, phong trào cầu cơ rất
thịnh hành, có một nhóm công chức thường họp nhau để
xây bàn cầu cơ. Lúc đầu, có vong linh của các thân nhân
các vị hầu đàn về. Sau đó có các chư Tiên, chư Phật
giáng cơ dạy đạo. Sau rốt, có một vị Tiên Ông xưng
danh là A. Ă. Â. giáng cơ làm thơ họa vận. Vì cầu cơ
bằng cách xây bàn rất chậm chạp bất tiện, Đức A. Ă. Â.
dạy chư vị hầu đàn dùng ngọc cơ thay thế để có thể viết
chữ mau lẹ hơn. Ngọc cơ được đan bằng giỏ tre, cán
bằng cây dương liễu, đầu chạm hình chim loan, cây cọ
bằng mây, dùng để viết chữ xuống mặt bàn cơ.
Đến đêm 24 tháng 12 năm 1925, Đức A. Ă. Â. giáng cơ
cho biết Ngài là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế bấy lâu
nay mượn tên A. Ă. Â. để độ dẫn chư đệ tử vào đường
đạo. Ngài thâu chư vị hầu đàn làm đệ tử và giao phó
phận sự truyền đạo Cao Đài tại phương Nam.
Trong số chư vị hầu đàn, có quý ông Phạm Công Tắc,
Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Trương Hữu Đức và
Nguyễn Trung Hậu.
Thánh ngôn đêm 24 tháng 12 năm 1925:
“Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân thiên,
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế.
27
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.
Đêm nay, 24 tháng 12, các con phải vui mừng, vì là ngày
của Ta xuống trần dạy đạo bên Thái Tây. Ta rất vui lòng
mà đặng thấy đệ tử kính mến Ta như vậy. Nhà này sẽ
đầy ơn Ta. Giờ ngày gần đến, đợi lệnh nơi Ta. Ta sẽ làm
cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa.”
Sau đó Đức Cao Đài dạy hai ông trong chư vị hầu đàn là
Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc đến gặp ông Lê Văn
Trung. Ông Trung, lúc ấy, nguyên là nghị viên hội đồng
quản hạt và hội đồng tư vấn chánh phủ Nam Kỳ, đang bị
bịnh mù mắt, đi đâu cũng phải có người dẫn. Đức Cao
Đài độ ông Trung nhập đạo và từ đó, nhờ huyền diệu của
Đức Cao Đài, ông Trung trở nên sáng mắt từ bỏ một
cách dễ dàng bệnh ghiền á phiện và sống một cuộc đời
gương mẫu của bậc chân tu.
Vào cuối năm Ất Sửu (1925), Đức Cao Đài dạy mấy ông
Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư v.v…
đến gặp ông Ngô Văn Chiêu để được chỉ dẫn phương
cách thờ phượng. Và hai nhóm đệ tử tuân lịnh Đức Cao
Đài họp nhau lại lo phổ độ nhơn sanh. Mối đạo từ đó
bành trướng một cách mau lẹ.
Không quen với làn sóng tín đồ ồ ạt bất lợi cho việc tu
luyện thiền định, quan phủ Chiêu nhường phận sự phổ
độ lại cho chư vị nói trên và trở về Cần Thơ lập nên phái
Chiếu Minh Vô Vi tu hành theo pháp môn thiền định.
Ông Lê Văn Trung được Đức Cao Đài chỉ định làm
Quyền Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của quý ông Lê Văn Trung,
Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Nguyễn Ngọc Thơ,
v.v… cơ phổ độ lan tràn khắp nơi trong đại chúng và vào
ngày 28 tháng 9 năm 1926, Hội Thánh chánh thức gởi
đơn xin khai đạo lên Thống Đốc Nam Kỳ.
28
Đạo Cao Đài được chính thức khai mở vào năm 1926.
Khi mở Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn có dạy rằng: “Thầy
chưa giáng cơ lập Đạo tại nước Nam, chớ chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật dùng huyền-diệu nầy mà truyền đạo
cùng vạn quốc.” (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, 1972 tr. 51)
Thật vậy, trước đó vào năm 1862, đạo Baha’i được mở
tại Ba Tư; năm 1875, đạo Thông Thiên học được thánh
Helena Blavatski mở tại New York; năm 1893, Đại Hội
Tôn Giáo toàn cầu được mở tại Chicago; năm 1899,
Unity church được thành lập tại Hoa Kỳ; năm 1900, Đại
Hội Quốc tế về Lịch Sử Tôn Giáo được tổ chức tại Paris;
năm 1939, Radhakhrisnan bắt đầu giảng dạy khoa tôn
giáo đối chiếu tại Đại Học Oxford. Tất cả những sinh
hoạt tôn giáo kể trên đều có chung một quan niệm cho
rằng mọi tôn giáo đều là một và có cùng một mục đích
kết hợp mọi chúng sanh trong tinh thần hoà hiệp.
Vì đạo Cao Đài hiệp nhất ngũ chi Đại Đạo nên triết lý
của mọi nền tôn giáo được tìm thấy trong triết lý đạo
Cao Đài.
Nhân Đạo và Thần Đạo: nhân, trí, dũng, tam cang, ngũ
thường, tam tùng, tứ đức, tu thân, tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ.
Thánh Đạo: lòng bác ái, đức khoan dung, đức khiêm
nhượng, đức vị tha, đức hi sinh.
Tiên Đạo: thuyết vô vi, tam bửu, ngũ hành, tu tâm luyện
tánh để thoát tục siêu phàm.
Phật Đạo: luật nhân quả luân hồi, tứ diệu đế, bát chánh
đạo, thập nhị nhân duyên, từ bi bác ái, tam qui ngũ giới,
minh tâm kiến tánh.
29
Trong đời sống thực tế, những triết lý của mọi tôn giáo
đều bàng bạc khắp nơi hướng dẫn người đời sống theo lẽ
đạo trên mọi phương diện.
Về phương diện luân lý, đạo dạy con người biết làm tròn
bổn phận đối với mình, với gia đình, với xã hội và với
nhân loại.
Về phương diện triết lý, người đời được hướng dẫn từ bỏ
say mê vật chất như danh vọng giàu sang để tu tâm luyện
tánh cố gắng chế ngự lục dục thất tình để tìm thấy sự
bình thản cho linh hồn.
Về phương diện thờ phượng, đạo dạy thờ phượng Đức
Thượng Đế, các đấng Thiêng Liêng, và tổ tiên.
Về phương diện tâm linh, đạo xác nhận sự hiện hữu của
linh hồn. Linh hồn còn được người đời gọi là lương tâm,
là một phần chơn linh của Thượng Đế, luôn luôn bất diệt
chí thánh chí thiện có nhiệm vụ dạy dỗ dìu dắt tâm hồn
và xác thân hành động theo lẽ phải. Tâm hồn có nhiệm
vụ nghe theo sự hướng dẫn của chơn linh, điều khiển xác
thân sống theo thiên lý, tiến hóa theo luật luân hồi nhân
quả.
Về phương diện tu luyện, những đạo hữu được hướng
dẫn pháp tam công, công trình, công quả và công phu tức
là lo tu tâm luyện tánh, phục vụ chúng sanh và tham
thiền nhập định.
30
31
CHƯƠNG VI
NGUYÊN LÝ ĐẠO CAO ĐÀI
Mọi tôn giáo đều có cùng một ngôn ngữ để thông cảm
với nhau, đó là sự thương yêu và sự công bình, và cùng
tin tưởng nơi đấng Chí Tôn.
Bái Hỏa Giáo (Zoroastrianism):
Thượng Đế yêu cả muôn loài. Trả lại, người phải yêu
Thượng Đế.
Đời chỉ đẹp khi mình đừng làm cho người khác những
điều không tốt cho mình.
Linh hồn người tốt được thảnh thơi nơi cõi thọ.
Đạo Bà la Môn:
Chân đạo là tình thương vì Thượng Đế yêu cả muôn loài
dù lớn dù nhỏ.
Hễ mình đau, đừng làm đau kẻ khác.
Phật Giáo:
Điều toàn mỹ thứ 9 là tình thương yêu.
Vì nước mát làm cho mọi người đỡ khát đồng đều và rửa
sạch con người như nhau không phân biệt kẻ tốt người
xấu. Vì vậy đối với kẻ thù hay đối với bè bạn, ta nên đối
đãi với họ như nhau với cùng một tình thương yêu.
Đừng làm cho kẻ khác những gì làm chính mình đau
đớn.
32
Linh hồn của vạn vật là cùng một thể, một thể chung cho
tất cả.
Đức tính thiên nhiên của linh hồn là bất sanh và bất diệt.
Lão Giáo:
Hãy dùng tình thương yêu để đo lường tình bè bạn.
Muốn cai trị thế gian, hãy thương người như thương
mình.
Ta cùng trời đất đồng sinh,
Ta cùng muôn vật đều là một
Khổng Giáo:
Khi hỏi về nhân đạo, Đức Khổng Tử dạy rằng: Hãy yêu
người.
Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.
Nghĩa là ta mà không muốn thì đừng làm cho người
khác.
Thiên hà ngôn tai?
Tứ thời hành diên,
Vạn vật sanh diên.
Thiên hà ngôn tai?
Nghĩa là: Trời có nói gì đâu? Mà bốn mùa xây chuyển,
vạn vật sanh sôi nẩy nở. Trời có nói gì đâu?
Do Thái Giáo:
Yêu người láng giềng như yêu mình.
Đừng làm cho kẻ khác những gì mình không muốn cho
mình.
Hởi dân tộc Israel, đấng bất diệt là Thượng Đế, là đấng
duy nhứt. Đấng bất diệt của muôn loài là Đức Thượng
Đế ở trong tâm khảm của con người.
33
Đạo Thiên Chúa có dạy:
Thượng Đế là tình thương yêu.
Ai sống trong tình thương yêu là sống trong Thượng Đế.
Đừng làm cho kẻ khác những gì mình không muốn cho
mình.
Có một thể xác, một linh hồn, một Đấng sáng tạo, một
niềm tin, một Thượng Đếở trên tất cả và trong tất cả.
Hồi Giáo:
Ta không phải đến để trừng phạt kẻ phản bội mà là để
yêu thương loài người.
Không ai có thể cho rằng mình có đức tin thật sự nếu
mình không mưu cầu cho người anh em của mình những
gì mình mong muốn cho chính mình.
Thượng Đếở khắp nơi dù Đông hay Tây.
Đạo Baha’i có dạy:
Tình thương yêu là ánh sáng soi đường trong tối tăm kết
chặt Trời và người.
Đừng trao cho kẻ khác gánh nặng mà mình không muốn
gánh vác. Đừng làm cho kẻ khác những gì mình không
muốn làm cho mình.
Chúng sanh đều là lá của một cội cây và là những giọt
nước của cùng một đại dương.
Đạo Cao Đài thì dạy rằng:
Các con là cơ thể của sự thương yêu
Thiên Thượng Thiên Hạ, Bác Ái Công Bình
Thầy là các con, các con là Thầy.
Các dẫn chứng trên đã chứng tỏ rõ ràng rằng tôn giáo
đều có cùng một nguyên lý, một nguyên lý quan trọng
34
nhất cho kiếp sống của con người, đó là sự hiện hữu của
điểm linh quang của Đấng Chí Tôn trong mỗi chúng
sanh. Ngoài ra, giáo lý của mọi tôn giáo đều dựa trên căn
bản tình thương yêu và sự công bình.
Xét về sự tương quan giữa Trời và người, phần đông các
tôn giáo cũng cùng gặp nhau ở một quan điểm, tin tưởng
rằng con người ai cũng có Trời Phật hay Đức Chúa ở bên
trong.
Con người gọi đấng cao cả bên trong của mình là lương
tâm, thần lương tâm, là linh hồn hay là chơn linh do
Thượng Đế ban cho.
Đạo Bái Hỏa gọi là tiểu linh quang.
Ấn Độ Giáo gọi là chơn tâm, và cũng là tiểu linh quang
Phật Giáo gọi là Phật tâm.
Lão giáo gọi là Thiên tâm
Thiên Chúa giáo gọi là linh hồn, hay là Chúa trong ta.
Thần đạo (Shinto) ở Nhựt gọi là Rei
Islam gọi là Nafs-e-mutamannah,
Cao Đài gọi là tiểu linh quang (giống như Ấn Độ giáo và
Bái Hoả giáo).
Đức Cao Đài dạy rằng: “Khi lập càn khôn thế giái rồi,
Thầy phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là vật chất,
thảo mộc, thú cầm và nhân loại gọi là chúng sanh. Vậy
các con đủ hiểu rằng mỗi vật hữu sanh nơi thế gian đều
do chơn linh Thầy mà ra. Có sống ắt có Thầy, Thầy là
cha sự sống” và “Thầy là các con, các con là Thầy.”
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972, tr. 170)
Ấn Độ giáo dạy rằng: “Brahman là Atman, Atman là
Brahman.”
35
Khi con người dẹp bỏ hết phàm tâm (ham muốn), dục
vọng thì sẽ gặp được Đấng Chí Tôn (Brahman).
Người nào thấu hiểu được sự vinh diệu của chân tâm bên
trong cái xác phàm giả tạm, sẽ nhận thức được rằng con
người là một với Đức Chí Tôn (Brahman), đấng Chúa Tể
và tạo hóa của muôn loài.
Lão giáo dạy rằng:
Tâm là Đạo, Đạo là tâm
Trở về nội tâm thì tìm thấy Đạo.
Con người có thể hiểu được cả thế gian
Mà không cần bước ra khỏi cửa.
Con người có thể hiểu được cả vũ trụ
Mà không cần nhìn ra khỏi khung cửa sổ.
Thật ra càng đi xa, càng thấy ít
Thánh nhân chỉ cần nhìn vào nội tâm,
Tìm được chơn như bản thể,
Là thấu hiểu được mọi chuyện ở thế gian.
(Đạo Đức Kinh, ch. 47)
Đạo Thiên Chúa dạy:
Chỉ có một Đức Chúa Cha ở trên tất cả và ở trong tất cả
(Eph 4:6)
Nước Trời ở trong lòng người (Luke 17:21)
Con người là nhà của Thượng Đế. Đức Thượng Đế ở
trong ngôi nhà của ngươi. (1Cor 3:16)
Dù chưa có ai thấy được Thượng Đế, nhưng nếu con
người thương yêu nhau, sẽ cảm nhận được Thượng Đế
trong lòng của mình và tình thương của Người trong ta
nẩy nở mạnh thêm.
Ngài đã chiết chơn linh của Ngài và đặt để trong tâm
khảm con người như một bằng chứng hùng hồn rằng con
36
người luôn sống với Thượng Đế và Thượng Đế luôn ở
trong ta. (I John 4:12-13)
Phật dạy rằng:
Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành.
Chúng sanh đều có Phật tánh trong lòng
Tâm tức Phật, Phật tức tâm.
Hồi Giáo dạy:
Thượng Đế ở gần con người hơn tĩnh mạch cổ của người
(Koran 50:16)
Hãy trở về nội tâm, người sẽ tìm thấy Thượng Đế
(Sufism)
Ta thấy Thượng Đế bằng mắt của lòng.
Ta hỏi: Người là ai
Thượng Đế trả lời: Người
(Martin Lings. What is Sufism 1995).
Đức Cao Đài dạy:
Thầy là các con, các con là Thầy.
Nhiên Đăng Cổ Phật thị Ngã.
Thích Ca Mâu Ni thị Ngã,
Thái Thượng Nguơn Thỉ thị Ngã
Kiêm viết Cao Đài.
Phật Trời, Trời Phật cũng là Ta
Nhánh nhóc chia ba cũng một Già.
Thích Đạo Gia Tô tay chưởng quản
Thương dân xuống thế độ lần ba.
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972, tr. 12)
37
Thật là diệu diệu huyền huyền,
Trời người có một chẳng riêng khác gì.
Con là một thiêng liêng tại thế.
Cùng với Thầy đồng thể linh quang
Khóa chìa con đã sẵn sàng,
Khi vào cõi tục khi sang thiên đình.
Đạo là ngôi nhất nguyên chủ tể,
Đạo cùng là đồng thể vạn linh.
Rằng ta là một cái tâm chung,
Rộng lớn bao la ở khắp cùng.
Tuy chẳng có Ta mà vẫn có,
Có Ta, Ta vẫn cái tâm chung.
Thật là tuyệt vời khi thấy mọi tôn giáo gần gủi nhau như
vậy! Nếu ta để thì giờ nghiên cứu tận tường mọi tôn
giáo, nghiên cứu thâm sâu vào cốt lõi thực sự (bỏ qua
những hình thức khác biệt bề ngoài), ta sẽ cảm nhận rằng
mọi tôn giáo đều là một.
Trong tình thế hiện tại của chúng sanh, mọi tôn giáo đều
đua nhau tranh giành ảnh hưởng, Đạo Cao Đài chỉ mong
muốn trao cho chúng sanh một thông điệp duy nhứt: Vạn
Giáo Nhứt Lý hay là mọi tôn giáo đều là một, một nguồn
gốc, một chơn lý và chỉ là những phản ảnh khác nhau
của một chơn lý duy nhứt.
Để tóm tắt, qua những quan niệm của những tôn giáo
khác nhau, ta thấy có những điểm chung sau đây đúng
với quan niệm Vạn Giáo Nhứt Lý:
- Mọi tôn giáo đều bắt nguồn từ một đấng thiêng liêng.
38
- Mọi giáo lý đều dựa trên nguyên lý: tình thương yêu và
sự công bình.
- Mọi chúng sanh đều là con cùng một cha, và đều thọ
hưởng một điểm linh quang của Đức Chí Tôn, còn được
gọi là Phật tánh, hay Chúa trong ta, hay là lương tâm.
- Chúng sanh có thể được giải thoát trở về hiệp nhứt
cùng Đức Chí Tôn qua các phương thức tu hành trở về
nội tâm.
- Ở hiền gặp lành.
Mục đích cao thượng của Đạo Cao Đài: hiệp nhất ngũ
chi - nhơn đạo thái bình - thiên đạo giải thoát.
39
CHƯƠNG VII
MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
1- Hiệp nhất ngũ chi.
Từ ngàn năm trước, Đức Chí Tôn đã lập ra nhiều mối
đạo để hướng dẫn chúng sanh sống trong tình thương
yêu hoà hiệp.
Rồi thời gian qua, với sự tiến bộ của nền văn minh vật
chất cũng như sự biến cải về hình thức cũng như phương
cách hành đạo, con người vì tranh dành quyền lợi, của
cải và danh vọng đã trở nên hiềm khích lẫn nhau. Đức
Chí Tôn mới thành lập đạo Cao Đài để đem những mối
đạo và chúng sanh về cùng dưới một mái nhà tâm linh.
Ngài dạy rằng:
“Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Đại-Đạo là: Nhơnđạo,
Thần-đạo, Thánh-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo, tùy theo
phong hóa của nhân loại mà gầy Chánh Giáo, là vì khi
trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại
duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi. Còn nay
thì nhơn loại đã hiệp đồng. Càn Khôn dĩ tận thức, thì lại
bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau: nên
Thầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt.”
Đạo Cao Đài không có tham vọng kêu gọi mọi người bỏ
đạo của mình để theo đạo Cao Đài, vì quan niệm rằng
mọi tôn giáo đều là một và cùng do Đức Thượng Đế mà
ra như câu: “Nhiên Đăng Cổ Phật thị Ngã, Thích Ca
Mâu Ni thị Ngã, Thái Thượng Nguơn Thỉ thị Ngã, kiêm
viết Cao Đài.”
40
Đạo Cao Đài chỉ có một hy vọng khiêm tốn là chúng
sanh cởi mở xem nhau như anh em cùng một nhà, cùng
một Đấng Cha Trời, cùng đi trên một đoạn đường lữ thứ
để rồi cùng về hiệp một với Đức Chí Tôn.
Ngoài sự hiệp nhất của năm mối đạo, Cao Đài còn
hướng dẫn chúng sanh thực hiện nhơn đạo thái bình và
thiên đạo giải thoát.
2- Nhơn đạo thái bình:
Đạo Cao Đài hướng dẫn chúng sanh đến một nền hòa
bình thánh đức dù thuộc bất cứ tôn giáo nào.
Nguyên lý căn bản trong sự thực hiện một nền hoà bình
thánh đức là tình thương yêu và sự công bình.
Nguyên lý này đều hiện hữu trong mọi tôn giáo, nhưng
chúng sanh vì ham mê vật chất nên không dùng tình
thương yêu và sự công bình để đối đãi với nhau.
Nay đạo Cao Đài đến kêu gọi mọi con người, nếu muốn
được cứu rỗi, phải cố gắng thực thi tình thương yêu chân
thật và tôn trọng lẽ công bình.
Thật vậy, nếu mỗi người chúng ta biết thương yêu nhau
chân thật, và đừng làm cho người khác những gì mình
không muốn người khác làm cho mình, thì thiên hạ sẽ
thái bình.
Nếu chúng sanh cởi mở, để thì giờ nghiên cứu những tôn
giáo khác, để thì giờ tìm hiểu làm quen với người anh
em chúng sanh đồng hành, đối thoại cởi mở với nhau, tất
nhiên mình sẽ có dịp hiểu nhau hơn, nhìn nhau qua
những khía cạnh đẹp đẽ hơn, và sự hiểu biết lẫn nhau là
một công cụ tốt đẹp và hữu hiệu nhất để dẹp bỏ những
hiềm khích và củng cố tình bè bạn.
Ngoài ra, ai cũng có một xác thân vật chất.
41
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Một tâm hồn trong sạch
trong một xác thân tráng kiện.” Con người cần hiệp
chung lại với nhau thành lập những tổ chức từ thiện để
phục vụ giúp đỡ người trong cộng đồng về phương diện
vật chất. Có được như vậy, dù thuộc mọi sắc dân nào, dù
thuộc mọi tín ngưỡng nào, con người cũng chỉ nhìn thấy
nhau như anh em một nhà, sống chung nhau trong nền
hòa bình thánh đức.
3- Thiên đạo giải thoát:
Mục đích tối hậu của đạo Cao Đài là giúp cho con người
giải khổ và giải thoát, giáo hóa con người để họ ý thức
rằng đời là cõi tạm vô thường, sự nghiệp, hạnh phúc kể
cả mạng sống đều không bền vững.
Thân thể con người là một khối máu thịt hợp với thất
tình lục dục và nghiệp lực quá khứ, ngoại trừ một điểm
chơn linh cao quí.
Cõi trần là dục giới, có nhiều quyến rũ, lôi cuốn mê hoặc
làm cho lòng tham dục con người luôn bị dấy động, khát
vọng gia tăng, nên lầm lũi chạy theo ngoại cảnh mong
cầu thỏa mãn dục vọng của mình, vì thế mà chịu ảnh
hưởng của sự đắc thất, vui buồn, khổ lụy, lòng không lúc
nào được an ổn,đủ sáng suốt để tự biết mình vốn có một
điểm chơn linh cao quí, tức là chơn tâm phật tánh bên
trong, đang bị lòng tham dục che lấp.
Đạo Cao Đài dạy con người hướng vào nội tại tâm hồn,
tu theo Thiên Đạo để tỏ ngộ tự tánh, tìm thấy bổn tánh
đồng thể cùng Đức Chí Tôn Thượng Đế, để đạt cơ giải
thoát, ra khỏi vòng sanh tử luân hồi đau khổ. Đức Chí
Tôn dạy:
Một ngày thỏn mỏn một ngày qua
42
Tiên, Phật nơi mình, chẳng ở xa
Luyện đặng tinh thông muôn tuổi thọ
Cửa Tiên xuất nhập cũng như nhà.
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972, tr. 91)
Ngày đầu mở đạo, Đức Chí Tôn có dạy rằng đạo vốn vô
vi, nhưng Thầy dùng hữu hình để dạy các con trước để
cho các con dễ hiểu, rồi lần lần dẫn các con tới vô vi.
Tu theo pháp vô vi là trở về với nội tâm bằng pháp môn
thiền định.
Tại địa phương, sự thành lập tịnh thất là một biện pháp
để đưa mọi chúng sanh thuộc mọi tôn giáo về cùng một
mái nhà để cùng đi trên con đường thiên đạo giải thoát.
Ngoài ra, tu hành theo pháp môn vô vi thiền định sẽ giúp
chúng sanh vượt ra khỏi những trở ngại do hình thức
nghi lễ khác biệt.
43
CHƯƠNG VIII
PHƯƠNG THỨC HÀNH ĐẠO
Biểu tượng Thiên Nhãn
Đức Cao Đài dạy thờ Thượng Đế bằng biểu tượng con
mắt trái, với ý nghĩa Thần cư tại nhãn nghĩa là Thần ở
trong con mắt và Thần là Trời:
“Nhãn thị chủ tâm
Lưỡng quang chủ tể
Quang thị thần
Thần thị Thiên
Thiên giả ngã giả.”
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972, tr. 11)
Nghĩa là:
Mắt là chủ của lòng
Hai luồng ánh sáng (Âm quang và Dương quang) là chủ
tể.
Ánh sáng là Thần
Thần là Trời
Trời là Ta vậy.
Con mắt bên trái là dương tượng trưng cho Đức Chí Tôn.
44
Thiên Nhãn tượng trưng cho Đức Chí Tôn.
Ngài tạo ra lưỡng nghi tức là Dương quang và Âm quang
(tương ứng với proton và electron) là cấu tạo căn bản của
muôn vật.
Linh quang là thần và thần chính là Đức Chí Tôn.
Thiên nhãn bên trong con người được gọi là con mắt thứ
ba là nơi Thượng Đế ngự (thần cư tại nhãn).
45
Trong pháp môn thiền định, khi thiền giả tập trung thần
khí vào con mắt thứ ba, huyền quang khiếu sẽ được khai
mở dẫn đến sự hiệp nhứt cùng Đức Chí Tôn.
PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH
Tuỳ theo trình độ tâm linh, tín đồ Cao Đài có thể chọn
lựa bất cứ chi nào trong ngũ chi đại đạo để tu hành, từ
Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo đến Phật đạo.
Phương pháp thực tế là thực hiện tam công gồm có công
trình, công quả và công phu.
Công trình là lo tu tâm dưỡng tánh, dẹp bỏ lục dục thất
tình, thực hiện tình thương yêu và sự công bình đối với
tất cả chúng sanh. Tình thương yêu là tình thương chân
thật không vì lợi ích cá nhân, và sự công bình là đừng
làm cho kẻ khác những gì mình không muốn kẻ khác
làm cho mình, hay là làm cho kẻ khác những gì mình
muốn kẻ khác làm cho mình.
Tình thương yêu và sự công bình là hai nguyên tắc căn
bản của đạo Cao Đài. Ngay trước chánh điện của mỗi
thánh thất, có một bức tượng ba vị thánh ghi lại hoà ước
giữa Trời và người. Ba vị thánh Cao Đài gồm có Đức
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một thi sĩ và là nhà
tiên tri Việt Nam vào thế kỷ thứ XVI, Đức Nguyệt Tâm
Chơn Nhơn Victor Hugo, một văn hào nổi tiếng của
Pháp vào thế kỷ thứ XIX, và Đức Tôn Dật Tiên, một nhà
cách mạng Trung Hoa vào thế kỷ thứ XX. Ba vị thánh
ghi lại hoà ước giữa Trời và người như sau: Thiên
Thượng, Thiên Hạ - Bái Ái, Công Bình có nghĩa là chỉ
cần con người thực hiện được tình thương yêu và sự
công bình ở thế gian thì sẽ được cứu rỗi.
46
Ba vị thánh có nguồn gốc từ Việt Nam, Trung Hoa và
Pháp tượng trưng cho sự tha thứ, thương yêu và hoá giải
mối hiềm khích, oán thù của dân tộc Việt Nam qua
những năm dài dưới ách đô hộ tàn ác của Trung Hoa và
Pháp.
Thật vậy, nếu mỗi người chúng ta đều thực hiện tình
thương yêu và sự công bình chắc chắn nền hoà bình sẽ
đến cùng nhân loại.
47
Đức Chí Tôn có dạy: “Phải thường hỏi lấy mình khi đem
mình vào lạy Thầy buổi tối, coi phận sự ngày ấy đã xong
chưa mà lương tâm có đều chi cắn rứt chăng? Nếu phận
còn nét chưa rồi, lương tâm chưa đặng yên tịnh, thì phải
biết cải quá, rán sức chuộc lấy lỗi đã làm, thì các con có
lo chi chẳng bì bực Chí Thánh…. Các con thương mến
nhau, dìu dắt nhau, chia vui sớt nhọc cho nhau, ấy là các
con hiến cho Thầy một sự vui vẻđó.” (TNHT 1972, tr.
77)
“Thầy chỉ một lòng mơ ước cho các con biết thương yêu
nhau trong Thánh-đức của Thầy. Sự thương yêu là chìa
khoá mở Tam-Thập-Lục Thiên, Cực-Lạc Thế-Giới và
Bạch-Ngọc-Kinh. Kẻ nào ghét sự thương-yêu, thì chẳng
hề qua khỏi cửa luân-hồi. Có câu nầy nửa! Mọi sự khókhăn
Thầy gánh-vác, chỉ cậy các con thương-yêu gắng
công độ rỗi."
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972, tr. 153)
Phần đông, người tín đồ ai cũng có bổn phận với gia
đình, do đó ai cũng cố làm tròn bổn phận làm người đối
với bản thân, gia đình, xã hội và nhân loại trong tình
thương yêu và sự công bình nghĩa là làm lành lánh dữ.
Phải biết thương yêu và tránh sát hại chúng sanh, vì mỗi
chúng sanh là một phần chơn linh của Thượng Đế và
chơn linh ấy cũng như chúng ta đang chịu ảnh hưởng của
luật nhân quả luân hồi.
Giữ ngũ giới cấm là áp dụng thực tế của tình thương yêu
và sự công bình. Chúng gồm có:
Không vô cớ sát hại chúng sanh
Không phóng đảng trộm cắp.
Không dâm dục bất chánh.
Không say sưa rượu thịt.
Không dùng lời nói lừa gạt hay hại người.
48
Công quả là lo phục vụ chúng sanh.
Mỗi chúng sanh là một phần chơn linh của Thượng Đế
và chơn linh ấy cũng như chúng ta đang chịu ảnh hưởng
của luật luân hồi nhân quả và ảnh hưởng của sanh lão
bệnh tử của cuộc đời.
Làm công quả là một cách thể hiện tình thương yêu đối
với mọi chúng sanh và cũng là cách tạo nên công đức và
hoá giải nghiệp chướng.
Sự quan trọng của công quả được Đức Chí Tôn giải thích
như sau: “Các con không cần tìm kiếm triết lý cao siêu
hơn nữa. Các con tìm kiếm cái sống của bạn đồng sanh
chúng con, rồi kỉnh trọng phụng sự cái sống ấy. Hễ các
con tận tâm phụng sự cái sống của Vạn linh thì cơ giải
thoát của các con, Thầy đã để vào tay các con rồi đấy.”
(Lời Thuyết Đạo Của Đức Hộ Pháp 1949)
Cũng như trong Thánh Kinh:“Vì ta đói, các ngươi đã
cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là khách
lạ, các ngươi tiếp rước ta; ta trần truồng, các ngươi mặc
cho ta; ta đau, các ngươi thăm ta; ta bị tù, các ngươi
viếng ta.”
Matthew 25:35-36
Công quả có thể được thực hiện trên ba phương diện.
Về phương diện vật chất, công quả có thể làm dưới hình
thức phụ giúp nhu cầu vật chất như tiền bạc, thức ăn, y
phục, các vật dụng vân vân…
Về phương diện tình cảm, nếu mình không có đủ phương
tiện vật chất, ta có thể an ủi dổ dành hoặc với lời nói
chân tình, hoặc với cái vổ vai thân ái.
Về phương diện tâm linh, những lời cầu nguyện chân
thành, hoặc các hướng dẫn tâm linh có thể giúp soi sáng
đường đi cho đương sự.
49
Điều quan trọng nhất trong khi làm công quả là giúp đỡ
người với tất cả tấm lòng thành, không vì lợi lộc riêng
tư. Khi phục vụ mà mong cầu sự báo đáp hoặc được
danh tiếng hay lợi ích cá nhân thì tất cả việc làm đều
không có ý nghĩa.
Công phu:
Mỗi người chúng ta ai cũng thọ bẩm một điểm linh
quang từ Đức Chí Tôn, cũng còn được gọi là Phật tánh
hay Chúa trong ta.
Nhưng không phải ai cũng có thể tìm thấy được điểm
linh quang của mình, vì trong cuộc sống hằng ngày tâm
trí con người luôn luôn bận rộn với những âu lo, toan
tính, bực bội, ưu phiền, giận hờn, ganh ghét… tất cả
những tình cảm ấy tạo nên một tấm màn dày che phủ
điểm linh quang.
Nếu chúng ta dành được thời gian độ ba mươi phút mỗi
ngày để lắng đọng tâm tư, kiểm điểm những hành vi
trong ngày có điều gì cắn rứt lương tâm. Nếu lương tâm
chưa an tịnh, ta xét suy và hối lỗi cho đến khi lương tâm
ta hoàn toàn trong sáng, lúc ấy ta có thể tìm thấy được
chân như bản thể của mình.
Đức Chí Tôn dạy rằng: “phàm tâm lặng lẽ, thánh tâm
sanh,” nghĩa là khi ta để thì giờ tịnh tâm thiền định, khi
lòng mình tĩnh lặng, ta sẽ tìm thấy thánh tâm của mình.
Đức Đông Phương Lão Tổ có dạy:
Tâm có định rồi thân mới an
Tâm còn điên đảo ắt nguy nàn
Công phu là để tâm an định
Nên đạo nên người chốn thế gian.
(Đàn cơ Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 1981)
50
Những khảo cứu khoa học đã chứng minh được ảnh
hưởng tốt của thiền định trên cơ thể con người như kéo
dài tuổi thọ, ít bệnh tật, chức năng miễn nhiểm mạnh
thêm, sinh hoạt của não bộ được điều hoà (khảo cứu
củaT.L. Jacobs et al, Linda E. Carlson et al, và của Sara
Lazar, Madhav Goyal, Florian Kurth).
Đức Lê Đại Tiên (Lê Văn Duyệt) có dạy:
Công trình, công quả làm nền,
Công phu tu luyện cho nên thánh hiền.
(Đàn cơ Vĩnh Nguyên Tự, 1974)
Lễ bái: Tín đồ chăm lo hành lễ thờ phượng Đức Chí Tôn
ít nhất mỗi ngày một lần hoặc vào giờ Tý (từ 11 giờ đêm
tới 1 giờ sáng), hoặc vào giờ Mẹo (từ 5 giờ tới 7 giờ
sáng), hoặc vào giờ Ngọ (từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa),
hoặc vào giờ Dậu (từ 5 giờ tới 7 giờ chiều).
Sự lễ bái trì kinh là phương pháp trau tâm sửa tánh ngày
càng trong sạch, thanh cao.
Trong đời sống bận rộn hằng ngày, chắc chắn tâm trí con
người luôn luôn bị lôi cuốn theo công việc và các sinh
hoạt khác nhau và chắc chắn tâm tình cũng biến đổi với
hoàn cảnh, vui buồn, giận ghét, tham sân si… khó có
thể tìm được những giây phút an bình.
Chúng ta cần phải tạo thế quân bình giữa đời sống vật
chất và đời sống tâm linh. Nếu về phương diện vật chất,
nếu chúng ta có thì giờ để cơ thể ăn ngày ba bữa để duy
trì sự sống, thì về phương diện tinh thần, chúng ta cũng
phải dành thì giờ để nuôi dưỡng tâm linh.
Chúng ta cần dành ít nhất ba mươi phút mỗi ngày để tĩnh
tâm, để tinh thần được thư giãn. Chính những phút giây
tĩnh lặng này sẽ đưa ta tìm gặp chơn như bản thể của
mình.
51
Giữ trai giới: tùy theo sức mình, tín đồ có thể ăn chay
10 ngày mỗi tháng hoặc giữ trường trai. Giữ trai giới là
phương pháp kềm chế thất tình lục dục, trau sửa thân
tâm cho trong sạch. Hơn nữa, trai giới còn giúp chúng ta
tránh nghiệp sát hại loài vật, vì chúng nó cũng có một
phần chơn linh của Thượng Đế như mình.
Trai giới cũng là một phương pháp bảo vệ môi sinh giảm
bớt hiệu ứng nhà kính (green house effect). Những quan
sát gần đây cho thấy kỹ nghệ cung cấp thịt đã làm hại
môi sinh một cách trầm trọng từ chuyện phá rừng lấy
đất, sự tiêu thụ nước và hoa mầu để nuôi súc vật, và nhất
là những khí thải và phân của súc vật tạo ra khí methane
làm tăng ảnh hưởng nhà kính.
Y học cũng chứng minh rằng trai giới làm cho cơ thể
khoẻ mạnh ít bệnh tật, nhất là các bệnh nguy hiểm như
tiểu đường, cao mỡ, cao áp suất máu, nhồi máu cơ tim,
và ngay cả việc ngừa bệnh ung thư …
52
53
CHƯƠNG IX
TỔ CHỨC ĐẠO CAO ĐÀI
Vào năm 1926, Đức Cao Đài và Đức Lý Thái Bạch có
giáng cơ ấn định tổ chức đạo Cao Đài như sau:
I - QUYỀN THIÊNG LIÊNG
Bát Quái Đài là cơ quan lập pháp tối cao của Đại Đạo
đặt dưới quyền chưởng quản của Đức Cao Đài với sự
phụ giúp của các Đấng Thiêng Liêng như Đức Thích Ca
Mâu Ni, Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử, Đức Quan Thế
Âm, Đức Lý Thái Bạch Đại Tiên, Đức Quan Thánh Đế
Quân, Đức Jesus Christ v.v… Bát Quái Đài tại Tòa
Thánh Tây Ninh là nơi thờ phượng Đức Thượng Đế
cùng tất cả các đấng Thiêng Liêng.
II - QUYỀN HỮU HÌNH
Gồm có Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài.
A - Cửu Trùng Đài là cơ quan hành pháp của Đại Đạo
thi hành các luật pháp để độ rỗi chúng sanh. Tuy nhiên
Cửu Trùng Đài chỉ có quyền về phần xác mà thôi. Chỉ có
Bát Quái Đài mới có quyền về phần hồn. Cửu Trùng Đài
được đặt dưới quyền của Giáo Tông.
Dưới Giáo Tông có những chức sắc theo thứ tự từ cao
đến thấp như sau:
3 vị Chưởng Pháp
3 vị Đầu Sư
54
36 vị Phối Sư
72 vị Giáo Sư
3.000 Giáo Hữu
Vô số Lễ Sanh
Vô số Chức Việc
Chưởng Pháp có nhiệm vụ xem xét luật lệ trước khi
được ban hành.
Đầu Sư có nhiệm vụ trông nom về phần đạo và phần đời
của các tín đồ.
Trong 36 vị Phối Sư bầu ra 3 vị Chánh Phối Sư. Ba vị
nầy có quyền thay mặt Đầu Sư.
Phối sư thi hành trách nhiệm của Chánh Phối Sư giao
phó và có thể đứng đầu điều hành một viện tại Tòa
Thánh.
Giáo Sư đứng đầu một Trấn Đạo hay là vùng.
Giáo Hữu đứng đầu một Châu Đạo hay là tỉnh.
Lễ Sanh đứng đầu một Tộc Đạo hay là quận.
Chức Việc đứng đầu một Hương Đạo hay là xã.
B - Hiệp Thiên Đài là cơ quan lập pháp làm trung gian
giữa Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài.
Hiệp Thiên Đài là nơi Đức Cao Đài và các đấng Thiêng
Liêng giáng cơ ban truyền luật đạo, thánh giáo và cũng
là nơi Giáo Tông cầu nguyện thông công với Bát Quái
Đài.
Hiệp Thiên Đài còn là cơ quan ban hành, gìn giữ giáo
pháp để tránh tình trạng thất chơn truyền.
Hiệp Thiên Đài được đặt dưới quyền của Đức Hộ Pháp.
55
CHƯƠNG X
ĐỨC PHẬT MẪU – VAI TRÒ NỮ PHÁI
Từ khí hư vô, Đức Chí Tôn là ngôi Thái Cực. Ngài tạo ra
Âm quang và Dương quang. Đức Chí Tôn chưởng quản
Dương quang và Đức Phật Mẫu chưởng quản Âm quang
với trọng trách hiệp Âm quang và Dương quang để tạo
lập ra càn khôn vũ trụ:
Thiên Cung xuất Vạn Linh tùng pháp,
Hiệp âm dương hữu hạp chúng sanh,
Càn khôn sản xuất hữu hình,
Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng sanh.
(Phật Mẫu Chơn Kinh)
Đức Phật Mẫu tạo ra thân xác hữu hình, và mỗi thân xác
được thọ bẩm một điểm linh quang của Đức Chí Tôn
được gọi là Phật tánh, hay Chúa trong ta hay là lương
tâm.
Nhiệm vụ của Đức Phật Mẫu là dưỡng dục quần sanh và
hướng dẫn chúng sanh tu hành để trở về cùng nguồn gốc
của mình hiệp nhất cùng Đức Chí Tôn.
Chủ Âm quang thường tùng thiên mạng,
Độ chơn thần nhứt vãng nhứt lai.
(Phật Mẫu Chơn Kinh)
Đức Phật Mẫu được chín vị tiên nương phò tá và được
thờ phượng tại đền thờ Phật Mẫu riêng biệt.
Trong đền thờ Phật Mẫu, mọi người đều mặc áo dài
trắng như nhau từ chức sắc cho tới tín đồ, vì trong mắt
56
của ngưười mẹ hiền, tất cả con cái đều bằng nhau không
phân biệt.
Sau đây là lời dạy của đấng mẹ hiền: “các con nhìn
chung quanh các con… Ôi! Biết bao thảm trạng, biết
bao những tâm hồn cô đơn non nớt yếu ớt, đói lạnh, đầu
đàng xó chợ, không nhà, thiếu áo, hụt cơm, thiếu bao sự
an ủi vổ về của những bực từ ái, ra công cứu trợ. Họ
đang chờ những bàn tay dịu hiền, những tấm lòng từ ái
của các con. Việc làm đã và sẽ đòi hỏi năng lực, phương
tiện cùng tinh thần vĩ đại, không phải một con làm nên,
cần phải có sự hợp quần…. Vì vậy giờ này, Mẹ đến với
các con, trước là sưởi ấm cảnh vật, lòng người trong
thời gian qua, sau nữa vạch một con đường rõ rệt để các
con nhận thấy và lãnh lấy trách nhiệm của mình… Các
con lo cho đời, cho chúng sanh, nhân quần xã hội, đem
lại nguồn an ủi tinh thần cho họ, đem lại sự cơm no, áo
ấm, nhà ở, trường học, bệnh viện v.v… Đó là nguồn
hạnh phúc cho họ, mà cũng chính là hạnh phúc của
các con đó, vĩnh viễn trường tồn… ”
(Lòng Từ Mẫu, 5 tháng 2, 1965)
Ngoài ra, Đức Phật Mẫu còn dạy chúng ta chế ngự lục
dục thất tình, tham sân si, lo tu tâm sửa tánh, lo làm
những việc tầm thường để được phi thường, chiến thắng
mọi sự lười biếng, đừng lo trau chuốt tưng tiu gìn giữ
mảnh hình hài cho sung sướng mà quên gìn giữ chơn
tánh với bổn căn, đừng để tư dục làm mờ chơn tánh, và
trở về với nội tâm, dẹp bỏ màn vô minh để tìm được
chơn như bản thể của mình:
Thành đạo do con trọn chí thành,
Ngăn ngừa tư dục ở tâm sanh,
Bụi trần chớ để mờ chơn tánh,
57
Ngôi vị Tiên cung mẹ sẵn dành.
(Lòng Từ Mẫu, 10 tháng 9, 1965)
Hội Thánh Nữ Phái
Ngay từ buổi đầu lập đạo, Đức Chí Tôn đã dạy như sau:
“Đường-Thị! Thầy giao phe nữ cho con lập thành.
Chẳng phải vì đờn bà mà sớm nồi cơm, chiều trả cháo
hoài.
Phần các con truyền đạo kỳ PhổĐộ nầy cũng lắm nặng
nề; bao nhiêu Nam tức bao nhiêu Nữ; Nam biết thành
Tiên Phật, chớ Nữ lại không sao? Thầy đã nói Bạch
Ngọc Kinh có cả Nam và Nữ, mà phần nhiều Nữ lấn
quyền thế hơn Nam nhiều.
Vậy con phải tuân lịnh Thầy mà lập thành Nữ phái.
Nghe và tuân, Thầy hằng ở bên con, lo chung cùng con,
con chớ ngại.”
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972 tr. 25)
Về tôn ty phẩm trật, Đức Lý Giáo Tông có dạy:
“Nam Nữ vốn đồng quyền, còn hỏi về lễ nghĩa giao thiệp
về phần đời, thì ngài dạy Giáo Hữu nam phải cũng chịu
dưới quyền Giáo Sư nữ phái. Chức sắc nữ phái phải
tùng Đầu Sư nữ phái song Đầu Sư lại phải tùng quyền
của Giáo Tông và Chưởng Pháp (nam phái).”
Trong gia đình, phái nữ được tôn trọng và có trách
nhiệm phụ giúp dạy dỗ con cái và quán xuyến sinh hoạt
gia đình. Phụ nữ cũng được khuyến khích tham gia đảm
trách các chức vụ trong Hội Thánh nữ phái và trong các
thánh thất địa phương.
58
Toà Thánh Tây Ninh
59
CHƯƠNG XI
TOÀ THÁNH CAO ĐÀI
Toà thánh Cao Đài được xây cất bằng tay do các tín đồ
Cao Đài thực hiện với sự hướng dẫn của Đức Lý Giáo
Tông qua cơ bút.
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc mỗi ngày nhận sự hướng
dẫn của Ơn Trên và điều khiển sự xây cất từ năm 1936
đến khi hoàn tất vào năm 1955.
Toà thánh có cấu trúc tổng hợp các truyền thống Thiên
Chúa giáo (hai lầu chuông và lầu trống phía trước), Hồi
giáo (cấu trúc hình bán cầu chính giữa) và Phật giáo (Bát
Quái Đài với tượng tam thế Phật Brahma, Civa, Christna
phía sau).
Ba cấu trúc căn bản tượng trưng cho tinh, khí, thần của
người, tương ứng với Cửu Trùng Đài (cơ quan hành
pháp), Hiệp Thiên Đài (cơ quan lập pháp), và Bát Quái
Đài (quyền thiêng liêng).
Tinh, khí, thần cũng là tam bửu của con người giúp con
người thăng hoa trong pháp môn thiền định, luyện tinh
hoá khí, luyện khí hoá thần, thực hiện cơ tinh, khí, thần
hiệp nhứt.
60
61
CHƯƠNG XII
SINH HOẠT CAO ĐÀI
Cao Đài chủ trương Phước Huệ Song Tu nghĩa là dùng
tình thương yêu và sự công bình để phục vụ chúng sanh
thực hiện nhơn đạo thái bình.
Tuỳ theo khả năng tín đồ Cao Đài phục vụ cộng đồng
trên mọi địa hạt trong các sinh hoạt từ thiện, giáo dục.
Các tín đồ để thì giờ đến thánh thất cúng kiến cùng giao
tế, san sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
Tại hải ngoại, lễ cúng Đức Chí Tôn được thực hiện vào
ngày Chúa Nhật, và ngày sóc vọng (ngày rằm và mồng
một).
Khi có người qua đời, ban trị sự của thánh thất địa
phương tổ chức tang lễ và cúng cửu (chín lễ cầu nguyện
mỗi chín ngày), cúng Tiểu Tường (hai trăm ngày sau cửu
thứ chín), cúng Đại Tường (ba trăm ngày sau lễ Tiểu
Tường).
Đồng đạo Cao Đài cũng hợp tác với tôn giáo bạn trong
các sinh hoạt phục vụ cộng đồng, tạo nên sự thông cảm
giữa các tôn giáo.
Tại Anaheim, California, thánh thất tổ chức buổi sinh
hoạt “Đường Về An Lạc” với sự tham gia của các tín đồ
không phân biệt tôn giáo, cùng ngồi lại với nhau thảo
luận và san sẻ kinh nghiệm qua các danh ngôn liên quan
đến “sống đạo” (the Tao of Life) và sau đó cùng nhau
tịnh tâm, thiền định. Những sinh hoạt này giúp con
người tu tâm dưỡng tánh, thông cảm lẫn nhau, và nhất là
62
trong giờ tịnh tâm, ta có thể lắng đọng những tình cảm
thấp hèn, vị kỷ để có thể tìm thấy được chân như bản ngã
của mình.
Sinh hoạt này giúp cho người tín đồ được an lạc trong
lòng.
63
KẾT LUẬN
Đạo Cao Đài hay là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được
thành lập bởi Đức Cao Đài hay là Ngọc Hoàng Thượng
Đế vào năm 1926 tại Việt Nam bằng huyền cơ diệu bút.
Đạo Cao Đài chủ trương qui Tam Giáo hiệp Ngũ Chi, để
xóa tan mọi dị biệt và đồng thời chứng minh rằng các tôn
giáo đều có cùng một nguyên lý, và tất cả chúng sanh
đều có thọ bẩm một phần chơn linh của Thượng Đế, tức
là anh em cùng một đấng Cha Trời.
Tín đồ Cao Đài có thể tu hành theo bất cứ chi nào trong
ngũ chi Đại Đạo từ Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo,
Tiên đạo và Phật đạo, thương yêu phục vụ mọi chúng
sanh và tôn trọng lẽ công bình để tái tạo đời thánh đức,
và để thiên hạ đồng chung hưởng cảnh thái bình an lạc.
Đồng thời người tín đồ cũng cố gắng tịnh tâm thiền định
để tìm thấy được Đức Chí Tôn, Phật tánh, chân như bản
ngã, hay Chúa trong ta ngay trong lòng mình thực hiện
được nhơn đạo thái bình và thiên đạo giải thoát.
64
Tài liệu tham khảo
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1972
Pháp Chánh Truyền
Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp
Thánh Giáo Sưu Tập
Lòng Từ Mẫu 1965
Pháp Môn Tam Công, Huệ Chơn 1986
Khảo cứu của T.L. Jacobs et al, Linda E. Carlson et al,
và của Sara Lazar, Madhav Goyal, Florian Kurth
Big Bang, Cooper H and Henbest N, DK Publishing
1997
Kinh Thánh Thiên Chúa giáo
Kinh Qran
Đạo Đức Kinh
65
Liên lạc
CAODAI CENTER
808 W. Vermont Ave., Anaheim, CA 92805
Website: www.caodai.org
Hum D. Bui, MD., (909) 534-0145,
hongbui24568@gmail.com
Hong Dang Bui, MD., (909) 363-6024,
Hongdangbui135@gmail.com
David Che, D.D.S., (714) 319-4956,
davidtungche@yahoo.com
Victoria-Phi Nguyen, MA., (401) 659-5505,
victoriasheahan@yahoo.com
66
67
CHỈ MỤC
A tỳ 11
A, Ă, Â 26
Abraham 10, 13
Allah 18
Âm điện tử 20
Âm quang 17, 20
Ấn Độ Giáo 9
Atman 34
Bà La Môn 19, 29
Bạch Ngọc Kinh 47
Baha'i 28
Bái Hoả Giáo 31
Bát Quái Đài 53
Big Bang 20
Blavatski 28
Brahma 59
Brahman 19, 34
Cao Hoài Sang 26
Cao Quỳnh Cư 26
Chiếu Minh 27
Christna 59
Chức Việc 54
Chưởng Pháp 53
Civa 59
Công phu 45
68
Công quả 45
Công trình 45
Cửu Trùng Đài 53
Cực Lạc Thế Giới 47
Đại linh quang 15
Đầu Sư 53
Diêu Trì Kim Mẫu 22
Do Thái Giáo 10, 18, 32
Đông Phương Lão Tổ 49
Đức Hộ Pháp 54
Đức Phật Mẫu 55
Dương điện tử 20
Dương quang 17, 19
Đường Thị 57
Einstein 20
Giáo Hữu 54
Giáo Sư 54
Giáo Tông 53
Hiệp Thiên Đài 54
Hồi Giáo 10, 18, 33
Hỗn Nguơn Thiên 23
Hư Vô Thiên 23
Jesus 10, 15, 22
Khí Hư Vô 17
Khổng Tử 10, 13
Khương Thái Công 13
Lão Tử 10, 17
Lễ Sanh 54
69
Lê Văn Duyệt 50
Lê Văn Trung 27
Lý Thái Bạch 53
Mohammed 10
Moses 13
Naf-e-mutamannah 34
Ngô Văn Chiêu 25
Nguyễn Bỉnh Khiêm 45
Nguyễn Ngọc Thơ 27
Nguyễn Trung Hậu 26
Nhân Đạo 10, 25
Nhiên Đăng Cổ Phật 9, 13, 36
Niết bàn 22
Phạm Công Tắc 26, 59
Phật Đạo 10, 25
Phối Sư 53
Phú Quốc 25
Phục Hy 9, 13
Phước Huệ Song Tu 59
Quan Thế Âm 53
Radhakhrisnan 28
Rei 34
Sakya Muni 14
Tam Thập Lục Thiên 47
Thái Thượng Đạo Quân 10, 13
Thánh Đạo 10, 25
Thích Ca Mâu Ni 10, 14
Thiên Chúa Giáo 10
70
Thiên Nhãn 43
Thông Thiên Học 28
Tiên Đạo 10, 25
Tiểu linh quang 15
Tôn Dật Tiên 45
Trương Hữu Đức 26
Victor Hugo 45
Zoroastrianism 31
71
VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ BÙI ĐẮC HÙM VÀ BÙI
ĐẶNG CẨM HỒNG
BS. Bùi Đắc Hùm và BS. Bùi Đặng Cẩm Hồng đã cùng
sánh vai nhau trong các sinh hoạt tôn giáo.
Hội đồng liên tôn từ 1992
Thành lập Cao Đài Giáo Hải Ngoại 1992
BS. Hùm làm Đặc Sứ Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới
(Ambassador of the Parliament of the World’s
Religions) 2016.
Với nguyện vọng rao truyền nguyên lý “Vạn Giáo Nhất
Lý” của đạo Cao Đài, BS Hùm và Cẩm Hồng đã thuyết
trình về đạo Cao Đài tại các đại học trên thế giới, các tổ
chức tôn giáo, các đại hội tôn giáo quốc tế.
Tham gia các đại hội tôn giáo tại Rome; Mt Hiei, Japan;
Cape Town, South Africa; Barcelona, Spain; Canada,
Seoul, Korea and in the United States.
BS. Hùm và Cẩm Hồng viết và dịch sách giáo lý Cao
Đài ra Anh ngữ.
Hiện tại tham gia chương trình “Làng Từ Bi
(Compassionate City)” với Hội Đồng Liên Tôn địa
phương, phụ trách các bưổi tịnh tâm “Đường Về An Lạc
72
(Journey to Bliss)” tại Trung Tâm Cao Đài, Anaheim
California.
Phục vụ bệnh nhân nghèo tại phòng khám bệnh miễn phí
(New Hope Free Clinic) ở Redlands California.
CONTACT:
Address: 1608 Smiley Heights Dr., Redlands, CA 92373
Phone: 909 534-0145
e-mail: hongbui24568@gmail.com
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN:
Thượng Đế Đã Giáng Trần – God Has Come. Publisher
Chân Tâm 1990
The Religious Constitution of CaoDaism. Publisher
Chân Tâm 1992.
Tan Luat, New Codes in CaoDaism. Translation.
Publisher Chân Tâm, California. 1992.
CaoDaism, A Novel Religion. Publisher Chân Tâm
1992.
An Outline of CaoDaism. Publisher Chân Tâm 1994.
73
CaoDai Faith of Unity. Publisher Emerald Wave 2000
Guide to CaoDai Spiritual Celebration. Publisher Chân
Tâm, 2006
Discussion on the Tao - by the Bảo Pháp Nguyễn Trung
Hậu, translation, 2010
CaoDai, Faith of Unity- Parent and Child Book,
Dorrance, 2011
The Teachings of The Great Way, translation, published
by The Representative Organization of CaoDai
Overseas, LA USA, 2015
Collection of Selected CaoDai Holy Messages,
translation, USA, CreateSpace 2015
CaoDai Essence and Prayers, USA, CreateSpace 2015
CaoDai Brief Essential Notions, USA, CreateSpace 2018

Send comment
Your Name
Your email address