THỬ TÌM HIỂU THẦY LÀ GÌ ?
Trong đạo Cao Đài, Đức Chí-Tôn Thượng Đế xưng là Thầy để dạy dổ chúng sinh và gọi chúng ta là “các con” trong Tình Thương của một Đại Từ Phụ. Như vậy, câu hỏi «Thầy là gì?» cũng đồng nghĩa với «Thượng Đế là gì?». Thánh Jean Climaque có nói : «Thượng-Đế là Tình Thương. Kẻ nào muốn định nghĩa Ngài thì giống như một người mù muốn đếm cát của biển cả.» (Dieu est Amour. Celui qui voudrait Le définir serait comme un aveugle qui veut compter les grains de sable de la mer.)
Dĩ nhiên, trong bài nói chuyện đạo hôm nay, đạo đệ không dám định nghĩa Thượng-Đế là gì ? Mà chỉ thu nhặt một số các Thánh Giáo Cao Đài, Kinh Dịch, Đạo Học Chỉ Nam của Minh Lý Thánh Hội ... và một vài nhận-định về Thượng-Đế của một vài nhà khoa-học thông thái ngày nay. Hi vọng là chúng ta sẽ rút tỉa ra một vài điều lý thú hay ích lợi cho việc tu học.
Bài Thánh Giáo này do Đức CHÍ-TÔN giáng dạy tại Thánh-Tịnh Ngọc Minh Đài, Vĩnh-Hội Sàigòn, ngày 08-02-1967, do bộ-phận Hiệp-Thiên-Đài Cơ Quan Phổ-Thông Giáo Lý Đại-Đạo thông công.
Thánh Giáo Cao Đài và ý kiến của một vài Khoa Học gia
Năm 1995, nhà bác-học nổi tiếng thế giới, thuộc Hàn-Lâm Học-Viện Pháp, Jaques-Yves COUSTEAU (1910-1997), trong bài mở đầu cho tập san Calypso Log tháng 9 1995 với tựa đề « Le NEANT organisé ? » (xin tạm dịch HƯ VÔ có được tổ chức trật tự hay không ?) đã viết : « Nếu mà có sự tạo thiên lập địa, thì đó là vũ-trụ, luôn cã thời gian, mà Stephen HAWKING đã say mê phát họa lịch sử của nó, cả vủ trụ chỉ là Hư-Vô sắp đặt trật tự mà thành, cũng như anh và tôi. Xin lưu ý chử Hư-Vô (Néant) được viết hoa. (« Mais si création il y a eu, ce serait l’univers, y compris le temps, dont Stephen Hawking s’est acharné à ébaucher l’histoire, l’univers entier qui ne serait, comme vous et moi, que du Néant organisé. ») Trong đoạn bài Ông có đưa ra một thí dụ dể hiểu : « Trong khi đang trầm ngâm suy tư thì bổng đâu nghe Bà Francine (vợ của Ông) gọi đứa con trai Jean-Yves « Con hãy lại giúp Mẹ quậy bột làm bánh ! ». Ông tiếp tục suy nghĩ cái bánh ngon lành kia thật ra chỉ là bột, đường, trứng... được sắp thứ tự mà thành. Ai đã sắp đặt thứ tự ? - Bà Francine, nếu là cái bánh này, do sự chọn lựa thiên nhiên nếu là tổ chức của các loài. Tuy nhiên chưa ai có thể hiểu được, ghi ngày, viết hay đoán ra được các cơ-chế tổ chức, sự vận-hành của Hư-Vô. Nếu khoa-học đủ sức bàn tới vấn đề này, như theo Hawking đã viết, thì tất cả chúng ta từ triết gia, bác học cho đến những người bình thường đều có thể thảo luận về vấn đề tại sao vũ trụ hiện hửu. Trả lời được câu hỏi này thì đó sẽ là chiến thắng cuối cùng của con người vì như thế chúng ta sẽ biết được linh hồn của Thượng Đế. » Rồi Ông tự kết luận : « Mặt trời sắp lặn bên kia hòn đảo, thêm một cảnh vật khiến Ông phải khiêm tốn tạ ơn Thượng Đế. » (theo tập san CALYPSO LOG n° 148 - Septembre 1995)
Có hai điểm đặc biệt trong đoạn bài này của Ông COUSTEAU:
Điểm thứ nhứt, Ông đã gián tiếp tin là có Thượng Đế tạo nên vũ trụ trật tự này. Ông không có nói thẳng ra như thế có lẻ vì Ông chưa chứng minh được nhưng đã khiêm tốn tạ ơn Thượng Đế.
Điểm thứ hai, vũ trụ bao la này, theo như Giáo Sư Vật Lý và Thiên Văn lừng danh thế giới, Stephen William Hawking (1942, Oxford - Anh Quốc), ngay cả mổi chúng ta, chỉ là Hư Vô sắp đặt mà thành.
Đó là quan điểm của một vài nhà khoa học thông thái. Còn Thánh giáo Cao Đài dạy như thế nào ? Sau đây là lời dạy của Đức CHÍ TÔN Đại Từ Phụ:
Bạch Hạc Đồng Tử, Tiểu Thánh chào chư Thiên sắc lưỡng đài, chào chư liệt vị tam ban. Liệt vị khá thành tâm nghiêm đàn hành đại lể tiếp CHÍ TÔN giá ngự. Tiểu Thánh chào chung tất cả và xin chúc liệt vị đầy công quả trong năm sắp đến. Lui gót ứng hầu. Thăng.
Tiếp điển :
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ Kim Viết CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG, Thầy các con ! Thầy rất vui nhìn thấy các con đến chầu Thầy trước giờ Xuân sang để cùng nhau hưởng hồng ân Thầy dành sẳn cho các con cũng như Thầy hằng ngự nơi chánh tâm mổi trẻ.
Tân Xuân này, Thầy cho triệu các con về đây để đại diện các Thánh Thất nơi thủ đô cùng hợp đồng lảnh một sứ mạng hành đạo mà Thầy sắp giao phó nơi đây. Miển lể các con đồng an tọa.
Thi
Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
Đi lại trần gian xóa khổ trần.
Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
Cho đời thuần túy nét thanh tân.
Các con! Hiện tình thế sự ngày nay đã diển biến biết bao nhiêu tấn tuồng nhân quả. Đó không phải do sự chấp định của Thầy, mà do luật định của Đạo.
Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bài trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu Đạo khai trong những thời kỳ hổn loạn để cứu thế hay Đạo khai trong cơ biến dịch của đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rỏ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua: Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. Nên chi, trong thời kỳ Hạ Ngươn, chính mình Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hửu hình đến thế gian để dẩn dắt thâu hồi những điểm linh-quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại-Linh-Quang.
Các con nghĩ kỷ mà xem, chẳng một điều chi gọi là huyền bí cả! Nhưng lẽ huyền-bí thiên-nhiên vẩn đến với các con, mà các con đang nương theo lẽ huyền bí ấy để sanh trưởng cõi trần. Thầy dạy như thế để các con hiểu thêm chử Đạo nhiều hơn.
Con ôi! Luật Thiên-điều sáng tỏ, máy Trời Đất vận hành. Nên Thầy đã từng nói với các con : Sự Thương Yêu là cơ thể của Thầy. Những hiện cảnh ngày nay đang phô diển trong đời là một sự cảnh tỉnh nhân loại trở về cùng Thượng Đế, tức là tiểu linh quang về hiệp thành khối Đại-Linh-Quang là THẦY, và đức háo sanh bất diệt vẩn tuần tự tạo hóa Càn Khôn vũ trụ lập Thánh-Đức Thượng-Nguơn.
Hởi các con ! Hãy cố tìm sự sáng-suốt Thầy đã ban cho mổi trẻ từ Bạch-Ngọc Kinh đến đây để suy đoán kiếp sanh-tồn của con và con nắm vửng sự sáng-suốt ấy để chầu Thầy hằng bửa đang ngự trị nơi lòng con. Thì dầu cho bao nhiêu biến trạng cũng không làm con lạc Đạo xa Thầy.
Sở dĩ nhân-loại ngày nay đã chịu trong luật đào thải của nguơn-hội xây vần và luôn luôn biến thiên khổ lụy. Nào cơ cẩn điêu linh, nào thiên tai chiến họa. Con ôi! Từ-Phụ vẩn là đức háo-sanh mà chính con lại tạo nên đường tận diệt. Bởi thế, Thầy phải đem hình thức Thánh-thể sắp bày nơi trần gian cũng như Thầy đã vạch rõ máy hành tàn vận chuyển sự sinh-tồn của con ra trước mắt để con tìm thấy sanh môn tử lộ, tìm thấy Thầy là các con, các con là Thầy. Tất nhiên, không phải cầu cạnh quyền thuật cao siêu hay tìm ở lý trí xa xôi; tạo nên những gì để cơ-cấu chịu đảo lộn mà trần gian lại phải một phen luân chuyển điêu tàn.
Các con tìm đến với Thầy để học Đạo như hiện trước đây các con về chầu Thầy thì Đạo ấy là Thầy và các con. Các con cần nên sửa mình tu tâm luyện tánh, diệt hết lục dục thất tình để yên lặng mà trông thấy Đạo, mà hành Đạo và trở lại Thầy như hạ, thu, đông đã mản là mùa xuân đến với các con.
Thầy muốn thực hiện cho rỏ lý Đạo, Thầy phải nhờ nơi các con thay Thầy làm người đi trước để rước kẻ đến sau và các con nên nhớ rằng: “ Nếu các con không thương được kẻ ghét mình thì khó mong gần gủi với Thầy; hay con còn hiểu Đạo bằng một lối hiểu thường tình ắt cũng phải trầm luân đọa lạc.”
Hởi các con! Thầy là Cha cả vạn linh sanh chúng. Thầy chỉ đem lý thiên-nhiên Tạo Hóa để ban đồng, không riêng vị. Mảnh đất Việt-Nam này được hoằng khai chơn đạo ngày nay cũng do định-luật mà dân-tộc Việt-Nam đang hồi khốn khổ điêu linh. Các con có cãm nghĩ buồn khổ riêng mình, chớ các con ngờ đâu tạo thiện tạo ác là do nơi vạn linh sanh chúng chẳng riêng gì các con. Nếu Thầy không dụng đức háo sanh thì các con có nghĩ rằng càn khôn vũ trụ sẽ ra thế nào chăng, lựa là nhân vật.
Thầy đến trong giờ này để đem lại cho các con một mùa xuân sáng chói giửa cảnh tối tăm ; đem lại một hương xuân ngào ngạt cho các con trong khi hãi hùng oi bức. Đem tinh thần xuân đến cho các con tươi tĩnh, phá tan hết những gì ám ảnh đè nén linh hồn con trong cảnh đọa đày hổn độn và các con thừa hành sứ mạng của Thầy. Mang tất cả lời Thầy dạy với tình thương-yêu nhơn loại, với đức háo sanh để đem đi. Các con đi để thực-hành, thực-hành lý-thuyết Cao-Đài Đại-Đạo trong bốn mươi hai năm đã biến chuyển rất nhiều giai đoạn.
(. . .)
Hởi các con ! Toàn khắp trên mảnh đất Việt Nam đã hiện lên Thánh Thể của Thầy, dầu là trong sự đạo tâm công quả, muốn hiến thân để hành đạo, hiến của để lập đức hầu thoát cảnh trần tục trở lại cõi Thiên-Đường. Dầu là do sự phàm tâm dục vọng tranh đấu trong giới đạo-đức nhưng đối với Thầy, Thầy vẫn xót thương và chứng chiếu, thì trong khi những Thánh Thất, Thánh Tịnh nào bị tàn phá hay hiu quạnh hay cô lập, Thầy vẩn xem như các Tòa Thánh, Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh uy-nghi rực rở hiện hành. Các con hãy nhận thức lòng Thầy để đem vào lòng các con và tập lần lần để cho lần lần được thành-công trên quan-điểm yêu-thương. Ảnh hưởng ấy sẽ đem đến sự hoằng dương đạo-lý của Thầy.
Thi
Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem Đạo-Lý độ người trần;
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học Thánh-nhân!
(. . .)
Sau đây chúng ta hãy thử rút ra nguyên văn những đoạn trong bài Thánh Giáo để thử trả lời cho câu hỏi “ THẦY LÀ GÌ ? ” :
« Thầy là Hư Vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. »
« Sự Thương-Yêu là cơ-thể của Thầy. (...) Nếu các con không thương được kẻ ghét mình thì khó mong gần gủi với Thầy. »
« Những hiện cảnh ngày nay đang phô diển trong đời là một sự cảnh tĩnh nhân loại trở về cùng Thượng Đế, tức là tiểu linh quang về hiệp thành khối Đại-Linh-Quang là Thầy. »
« Con ôi! Từ Phụ vẩn là đức háo-sanh mà chính con lại tạo nên đường tận diệt. »
« Thầy là các con, các con là Thầy. »
« Đạo ấy là Thầy và các con. »
« Thầy là Cha cả vạn-linh sanh chúng. »
Chúng ta có thể tóm tắt : « Thầy là Hư-Vô chi khí ; Thầy là sự Thương-Yêu hay đức Háo sanh ; Thầy là khối Đại Linh Quang ; Thầy là Cha cả vạn linh sanh chúng hay Đại Từ Phụ » và « Thầy là các con, các con là Thầy ! ». Dĩ nhiên, chử các con ở đây phải hiểu là bản linh chơn tánh của mổi chúng ta, chớ không phải là thân xác của chúng ta. Bản linh chơn tánh, Chơn như, Phật tánh, Linh-hồn hay nói theo Cao Đài điểm Tiểu linh quang là gì ? – Là Hư-Vô chi khí hay Tiên-Thiên chánh-khí, nghĩa là cùng một bản thể với Thầy nên mới có thể hiệp nhứt cùng Thầy.
Ở đây, chúng ta nhận thấy gần như có một sự tương đồng giửa đạo học và khoa học, khi Cousteau đã viết « Nếu đã có sự tạo Thiên lập Địa, thì đó là vũ trụ (không gian), luôn cả thời gian, và theo như Stephen Hawking thì cả vủ trụ, cũng như anh và tôi, chỉ là Hư Vô được sắp đặt trật tự mà thành ! ». Các nhà khoa-học còn dè dặt đặt điều kiện (Nếu ...) trong khi chúng ta tin tưởng, bằng Đức Tin, có một Đấng Tạo Hóa toàn năng tạo nên vũ trụ, vạn vật một cách toàn hảo, trật tự trong thiên nhiên.
Theo Giáo Sư Hawking thì vũ-trụ của chúng ta đang sống có một khởi điểm ban đầu, từ thời điểm BIG BANG, cách đây chừng 15 tỹ năm. Theo Ông, đây có thể là một khám phá đáng để ý nhứt của ngành Thiên Văn Học hiện đại. (Đọc The Beginning of Time, Public Lectures trên internet www.hawking.org.uk). Chúng ta có thể đọc Đại-Thừa Chơn-Giáo, chương Vũ-Trụ quan, trang 175.
Theo Giáo Sư Trịnh Xuân Thuận (1948, Hà Nội – VN), một nhà nghiên cứu tiếng tăm về ngành Thiên Văn Học, Đại Học Virginie (USA), thì sự hiện hửu của loài người hình như đã được ấn định sẳn trong các đặc tính của từng hạt nhân nguyên tử, mổi vì tinh tú, các giải ngân hà trong vũ trụ và trong mỗi định luật vật lý vận hành Càn Khôn. Vũ trụ đã được sắp đặt một cách toàn hảo chuẩn bị cho sự xuất hiện một quan sát viên thông minh (con người) đủ khã năng hiểu biết, tán dương cơ cấu tổ chức và sự hoà điệu của nó. (La cosmologie moderne a découvert que l’existence de l’être humain semble être inscrite dans les propriétés de chaque atome, étoile, et galaxies de l’univers et dans chaque loi physique qui régit le cosmos. L’univers semble être parfaitement réglé pour l’apparition d’un observateur intelligent capable d’apprécier son organisation et son harmonie.) (Đọc « Science et Bouddhisme : A la croisée des chemins »)
Vũ-trụ này đã được tạo ra với một sự chính xác vô cùng tế vi cho sự xuất hiện của sự sống và tâm hồn của sự sống. Nếu những điều kiện ban đầu và các hằng số vật lý (vận tốc ánh sáng, hằng số Plank, trọng lượng các nguyên tố v.v.) sai đi một chút xíu thì chúng ta không thể hiện diện ở đây để mà nói chuyện này. Mật độ ban đầu vật chất của vũ trụ phải được sắp đặt với một độ chính xác 10**-60 (mười lủy thừa trừ 60). Một sự chính xác kinh khủng ! Để cho dể hiểu, chúng ta có thể tưởng tượng có một người bắn cung, đứng ngoài bìa không gian cách xa 15 tỹ năm ánh sáng, phải bắn trúng vào một điểm nhắm 1 cm2 !!! Độ chính xác này tùy thuộc vào các điều kiện và các hằng số vật lý ban đầu, tuy nhiên trong mọi trường hợp chỉ cần một sự thay đổi vô cùng tế vi đủ làm biến mất vũ trụ này.
Theo Giáo Sư Trịnh Xuân Thuận, Ông tin rằng phải có một Nguyên Lý Tạo Hóa tạo dựng nên vũ trụ này. Khi đi khảo sát thiên không, Ông đã phải kinh ngạc vô cùng trước sự tổ chức trật tự, vẽ đẹp tuyệt vời và hoà điệu của Thiên Nhiên. Vẽ đẹp tuyệt diệu này không thể nào do một sự tình cờ tạo ra nó được. Ông cho rằng Đấng Thượng-Đế đó tìm tàng trong mọi sự vật như quan điểm của nhà triết gia Spinoza hay nhà bác học Pascal hay Einstein (...) (... Dans mon travail d’astronome, j’ai l’immense chance d’aller à des observatoires pour contempler le cosmos. Je suis toujours émerveillé par son organisation, sa beauté et son harmonie. Cela est difficile pour moi d’attribuer toute cette splendeur au pur hasard. Si nous rejetons l’idée d’univers multiples et acceptons celle d’un univers unique, le nôtre, alors il me semble que nous devons parier, tel Pascal, sur l’existence d’un principe créateur responsable du réglage extrêment précis de l’univers. Pour moi, ce principe n’est pas un Dieu personnifié, mais un principe panthéiste omniprésent dans la Nature, semblable à celui dont parlaient Einstein et Spinoza. Einstein l’a décrit ainsi : « Il est certain que la conviction, apparentée au sentiment religieux, que le monde est rationel, ou au moins intelligible, est à la base de tout travail scientifique un peu élaboré. Cette conviction constitue ma conception de Dieu. C’est celle de Spinoza. »)
Đó là một ý kiến của một nhà khoa học nổi tiếng. Còn giáo lý Cao Đài quan niệm ra sao về Thượng Đế ? Giáo lý Đại Đạo, chấp nhận hai quan niệm về bản thể của Thượng Đế như sau :
Thượng Đế hửu ngã (Dieu personnifié) hay Thượng Đế ngoại tại tối cao (Dieu transcendant) là Đấng Tạo Hóa, Chúa Tể Càn Khôn, vũ trụ, cao tột, không có gì cao hơn nửa, đấng CAO ĐÀI (Le Très Haut), Đấng CHÍ-TÔN (l’Être Suprême).
Thượng Đế vô ngã (Dieu impersonnel) hay Thượng Đế nội tại (Dieu immanent) là Thượng Đế Tính ẩn tàng bên trong mổi người, mổi vật (l’Être Universel). Không nơi nào là không có Ngài ngự trị (Dieu omniprésent).
Mở đầu bài Kinh NGỌC HOÀNG BỬU CÁO trong Kinh Cúng Tứ Thời đạo Cao Đài :
« Đại-La Thiên Đế, Thái Cực Thánh Hoàng,
Hóa dục quần sanh. Thống ngự vạn vật. (...) »
Xin tạm giải nghĩa : Đấng Vua Trời của lưới trời lồng lộng, Vì Thái Cực Thánh Hoàng biến hóa, sanh sản và nuôi nấng muôn loài ; cai trị và ngự trị tất cả vạn vật. Phân tích động từ kép « Thống-ngự », chúng ta có hai chử « Thống » và « Ngự » :
Thống nghĩa là cai trị, thống trị, chưởng quản hàm chỉ Thượng Đế Hửu Ngã. Trong Kinh Tiếng Trống Giác Mê, Đức CHÍ-TÔN có dạy như sau :
« Thầy là bực hoàn toàn vĩnh viễn, trường cửu trong cõi Hư Vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái của Thầy muốn cho các con tấn hóa về nẻo tinh thần đạo đức nên chi Thầy dụng cái phương pháp phi thường ngoài sự hiểu biết của phàm nhân mà dạy các con.
Thầy tức là NGUYÊN-LÝ của VÔ-VI ĐẠI-ĐẠO, chủ quyền tạo hóa cả Càn Khôn Vũ Trụ và sanh sản các Thiên Lý để gieo truyền cho nhân vật từ giống thấp hèn đến loài cao trọng. Đó là nguồn cội vô thủy vô chung đó các con ... »
Lời Thánh Giáo này bao gồm cã hai quan niệm Thượng Đế Hửu Ngã (Bực hoàn toàn vĩnh viễn ..., ... chủ quyền tạo hóa Càn Khôn Vũ Trụ) và Thượng Đế Vô Ngã (là Nguyên-Lý của Vô-Vi Đại-Đạo) v.v.
Ngự (chử dùng cho các Vua Chúa hay bậc Tôn Kính) nghĩa là ở tại, có mặt, hiện diện, xuất hiện tại, hàm chỉ Thượng Đế Vô Ngã, ẩn tàng trong mổi chúng sinh. Thánh Giáo Cao Đài có bài :
« Thầy ngự trong lòng mổi chúng sanh,
Chúng sanh giác ngộ biết tu hành.
Thương yêu, mựa tách người khôn dại,
Điều độ, đừng chia kẻ dử lành (...) »
Trong bài Thánh Giáo bên trên, Thầy cũng đã dạy : « Thầy hằng ngự nơi chánh tâm mổi trẻ ».
Hãy bắt chước Thầy
Trong lời Thánh Huấn của Thầy dạy tại Nam Thành Thánh Thất, năm Canh Tuất (06/02/1970) : « THẦY là gì hởi các con ? (đề tài bài thuyết trình này được trích từ lời Thánh Giáo này) - Thầy cũng dư hiểu mỗi con lớn nhỏ đều định-nghĩa được Thầy và biết rõ đặc tính của Thầy. Tuy nhiên, lắm lúc sự hiểu biết bằng tri-thức ấy đã phai mờ vì phàm tâm vọng ý của các con rồi hóa ra chẳng hiểu gì hết ! Nếu các con thật hiểu được Thầy, thật hiểu với Thầy như hơi thở của các con không bao giờ quên, thì chừng ấy mới mong bắt chước theo Thầy mà hành-động. Lâu nay nhiều con đã lắm lời tán-tụng Thầy bằng bài Thương-Yêu là « Thầy là Cha của sự Thương-Yêu ». Bởi thương-yêu mới dựng nên Càn-Khôn thế-giới nhưng có mấy con đi đúng lời ấy đâu ! Những sự-kiện về Thầy được nêu ra như thế để các con thâm nhập vào lòng, thiệt-hành rốt ráo chớ không phải để các con lấy nó làm tiêu ngử che mắt thế-nhân. Thật sự lẽ cùng cực của Đạo là mức tuyệt-đối. Hể tuyệt-đối thì không nói đến điều thương, sự ghét. Song vì các con sống nơi thế-gian là trường đối đãi, thì sự từ-bi bác ái được nêu lên là việc thường để răn lòng mổi con mà thôi !»
Thầy có dạy :
« Từ Bi, Bác Ái là Thầy,
Con tua bắt chước cho đầy lòng con ! »
Thực vậy, theo Kinh Dịch, quẻ Kiền, « Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức ». Sau đây xin trích bài giãng từ quyển « Khổng Dịch Xiển Chơn, Đại Tượng Truyện » do Cụ Nguyễn Minh Thiện (Minh-Lý Thánh-Hội) dịch ra tiếng Việt. Cụ là một Vị Tiền Bối Đại Đạo đắt đạo Bát-Nhã Thiền Sư. Lời giãng đó như sau :
« Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức : Trời hành động mạnh mẽ, người quân tử noi gương đó mà tự cường không ngừng nghĩ.
Kiền là Trời. Đức quẻ Kiền là kiện (mạnh mẽ, khoẻ khoắn).
Trời ở quẻ trên (ba gạch liền ở trên) ; Trời ở quẻ Kiền dưới (ba gạch liền ở dưới) hiệp lại làm một khí của Trời (khí duy nhứt), dưới trên lưu hành trôi chảy không ngừng. Đó là hình dáng của sự vận-hành mạnh mẽ.
Quân tử thấy hình tượng này của quẻ Kiền thì biết rằng : Người nhờ khí của Trời mà bắt đầu sinh ra, tức là người cũng có đức kiện (mạnh mẽ) như Trời. Đức này kiện vốn lưu-hành không ngừng, chẳng có lúc nào gián-đoạn. Nhân vì giao-tiếp với phần hậu-thiên (phần hình chất) mà thành ra bỏ cái thật để đi vào cái giả. Nên mạnh mẽ không nhằm chổ mạnh mẽ, có lúc gián-đoạn.
Vì vậy, người bắt chước theo sự lưu-hành mạnh-mẽ của Trời, mượn cái giả (phần hậu-thiên) để tu cái chơn. Rồi từ phần Hậu-Thiên mà trở lại Tiên-Thiên. Tự cường (tự mình cố gắng) như vậy không ngừng. Cường là cứng mạnh không khuất phục. Ý nói vạn vật không thể nào dời đổi, lay chuyển được sức mạnh đó được. Nếu mình tự cường được thì chánh khí mới thường còn. Hể bên trong tâm-hồn có chủ tể, ý-chí mạnh mẽ ngự trị thì điều giàu sang không làm cho tâm mình đen tối say mê ; sự nghèo hèn không thể làm cho mình đổi chí ; oai quyền vỏ lực không làm cho mình khuất phục, quì lụy. Không phải lễ thì không thi hành. Không phải đạo thì không cùng theo ở. Không phải nghĩa thì không chịu làm. Dầu thuận cảnh hay nghịch cảnh cũng đều giử cứng mạnh, không đâu mà chẳng có mặt. Cứng mạnh không lúc nào ngừng nghĩ, hành động của người cùng đi sát với Trời.
Trên đời cũng có kẽ tự cường nhưng bị sự vật lôi cuốn nên đi trật ra ngoài con đường. Hoặc cũng có thể tự cường mà ban đầu thì siêng-năng sau lại giải-đải. Hoặc cũng có kẽ theo đạo tu-hành mà rồi nửa đường lại phế-vong. Công-phu tự cường cho nhằm chổ là hoàn toàn ở tại sự liên-tục không ngừng đó. Nếu còn một chút chi lười biếng, còn một chút chi tham dục riêng tư thì không thể gọi là cường, cũng không thể gọi là tự cường. Chỉ có sức tự cường không ngừng mới có thể đi đến mức « Thiên-Lý hồn nhiên ». Lý Trời có một tướng mà thôi, vửng chắc không hư-hoại, vỉnh-cửu mà còn hoài.
Trời nghĩa là gì ? Là Mạng vậy. Mạng là đức kiện (đức mạnh mẽ), tức là một điểm chánh khí hạo nhiên, rộng lớn bao la. Vì nó không hình, không ảnh, hoạt-bát linh-động, lưu-hành không ngừng nên gọi là khí. Vì nó cứng nhứt, tràn-đầy giửa khoãng trời đất nên gọi là kiện, mạnh mẽ. Vì nó thống trị muôn vật, là tổ-tông của âm-dương, là cội gốc của Tạo-Hóa nên gọi là Mạng.
Gọi là Khí, gọi là Kiện, gọi là Mạng, đều chỉ một cường đó thôi, một sức tự-cường không ngừng nghĩ. Đặng vậy thì công tạo Mạng (tu Mạng) mới là trọn vẹn. Đây là cái học « Pháp Thiên », nghĩa là bắt chước theo Trời vậy. »
Trong « Đạo Đức Kinh », có câu « Nhân pháp địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự-nhiên ». Chử « pháp » ở đây là một động từ, có nghĩa là bắt chước theo, làm giống như.
Thượng-Đế là Đạo
Trong truyện « Đông Du Bát Tiên », có kể lại một sự-tích như sau : « Hai vì Tiên Hán Chung Ly và Lữ Đồng Tân hỏi Tào Quốc Cựu : « Ông tu-luyện ra sao ? » Tào Quốc Cựu nói : « Lòng mộ Đạo thì lánh trần, chớ không có phép tắc chi hết ! » Hai Vị Tiên mới hỏi : « Đạo ở đâu mà mộ ? ». Tào Quốc Cựu chỉ lên Trời. Hai Vị Tiên lại hỏi : « Trời ở đâu ? ». Tào Quốc Cựu chỉ vào tim. Hán Chung Ly cười mà rằng « Lòng là Trời. Trời là Đạo. Đã biết cội rể, tu ắt sẽ thành Tiên ! » (Đông Du Bát Tiên, quyển 4, trang 32).
Trong quyển « Quẻ Kiền » do Minh Lý Thánh Hội xuất bản, Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương có dạy như sau :
Trời là Đạo nhiệm mầu cao cả,
Dịch là cơ biến hóa sanh thành.
Vô hình, vô thức (tình), vô danh (1),
Xung hòa một khí vận hành lưu thông.
Trời, Đất, người huyền đồng nhất thể,
Động, tịnh theo công lệ Càn Khôn.
Vô Trung (2) tự hữu Chí Tôn,
Âm dương giao hoán, dị phồn (3) đổi thay.
Phân tứ tượng, an bài phương hướng,
Định ngũ hành : sinh, vượng, khắc, xung.
Tác thành bát quái cửu cung,
Bao hàm vạn tượng, vô cùng huyền vi.
(1) Trong Thanh Tịnh Kinh có câu: “ Đại-Đạo vô hình sanh dục Thiên Địa ; Đại Đạo vô tình vận hành nhựt nguyệt ; Đại-Đạo vô danh trưởng dưởng vạn vật ».
(2) Thái Cực là ngôi trung nhất, chủ tể vũ trụ vạn vật, tự hữu nhi hằng hữu, bất biến nhi bất động, gọi là « Bất Dịch ».
(3) Giao hoán là « Giao Dịch ». « Dị » là giãn dị. « Phồn » là phồn tạp. « Đổi thay » là « Biến Dịch ».
Chúng ta lưu ý trong vé thơ ngắn của lời Thánh Giáo trên đã gom trọn ba ý nghĩa « Bất-dịch, Giao-dịch và Biến-dịch » của chử Dịch, tức bao gồm bản thể và hiện tượng cũa mọi sự, mọi vật trên thế gian.
Khi đã hiểu “Thượng Đế là Đạo” thì “bắt chước theo Trời” có nghĩa là “bắt chước theo Đạo”. Tu thân chính là sự cố gắng sửa mình cho đến chổ chí thiện, chí đức, tức là cố gắng hòa nhập với Đạo trong từng ý-nghĩ, lời nói, hành động trong mọi hoàn cảnh. Muốn được như vậy phải làm sao? Trong “ Đạo Học Chỉ Nam “, chương thứ nhứt về “ Vũ Trụ Nhứt Nguyên “, Đức Thánh Trần Hưng Đạo có dạy: “Muốn tìm về với Đạo, thì phải Học. Học là noi theo, là bắt chước lấy. Có noi theo đó, bắt chước lấy đó thì mới đồng nhứt với Đạo được. Trung Dung gọi là “Suất tánh chi vị Đạo”. Đồng nhứt với Đạo có nghĩa là Hiệp Nhứt cùng Thầy, cùng Thượng Đế, tức đạt Đạo vậy!
Nhưng thế nào là “Đạo suất tánh” ? Kinh “Đạo Học Chỉ Nam”, trang 46, có giảng như sau: « Đạo suất tánh của Nho cũng như Đạo kiến tánh của Phật, phải nhờ một công phu phãn tỉnh nội cầu, quay ngược vào trong, chuyên nhứt một điểm, dẹp hết tư lự vọng tà, nghiêm chỉnh thân tâm, dăm dăm như mèo rình chuột, không chút lãng quên. Nếu bởi một cớ nào xao động, thì chuột đã thoát ra hang chạy mất; dầu có nhìn cũng là nhìn hang không. Nên Thánh nhân xưa đặt mình trong cảnh “giới cụ, thận độc”, lấy kỉnh thành làm công phu, nghĩa là phải luôn luôn e dè cẩn thận khi hành trụ tọa ngọa, chuyên nhứt ngó thẳng vào chơn tâm (trực chỉ chơn tâm). Phải thành thật với chính mình, ngày một ngày hai. »
Để hiểu rõ hơn thế nào là “đạt Đạo”, trên con đường tìm về với Đạo, với Thượng-Đế, chúng ta hãy đọc, suy nghĩ và tìm hiểu lời Thánh Giáo sau đây của chư Tiền-Linh Tiền Khai Đại-Đạo (TGST 1974, CQPTGLĐĐ):
« Đạt Đạo là tìm thấy mình trong Thượng Đế, mà không là tìm thấy Thượng-Đế trong chính mình. Thành Đạo, đạt Đạo chỉ một bước mà thôi. »
Phải chăng đó là con đường tiến đến “vô ngả”, giảm dần dần cái “tiểu ngả” đến chổ tịch diệt để hoà nhập vào Đại-Ngả ?
Thượng-Đế hay Thái-Cực theo Dịch Lý
Đức Thánh Trần Hưng Đạo có dạy tại Minh Lý Thánh Hội, (trích từ Thánh Giáo dạy về « Quẻ Kiền », trang 17, Lời Dẫn Nhập, Tiết I, Dịch Đạo hay Dịch Lý) :
« (. . . ) Trước khi Kiền Khôn chưa định thì trong khoảng không-gian chỉ có một khối hổn-độn, mờ mịt. Trong ấy có một Lý, Lý ấy gọi là Thái-Cực.
Thái-Cực vô hình, xuất-hiện hai khí âm dương. Âm dương ngưng tụ, kết thành quả đất. Trời đất là phân định theo Hà Đồ. Trước hết có thủy nên phương Bắc, đồ ghi một chấm gọi « Thiên nhứt sinh thủy », sáu vòng đen gọi « Địa lục thành chi ». Một là số cơ, là số lẻ. Sáu là số ngẫu, là số chẵn.
Khi đã có thủy rồi thì nhiệt chất ở quả địa cầu phát-hiện ra gọi « Địa nhị sinh hỏa, Thiên thất thành chi ». Ở phương Nam, đồ ghi : Nhị, thất Hỏa.
Thủy hỏa đã có, thì thực vật cũng nương đó mà xuất hiện trên quả cầu. Ở phương Đông, đồ ghi : Tam, bát Mộc.
Thủy, hỏa, mộc đã hiện trong địa cầu thì những chất kiên-cố cũng nẩy nở ra, gọi là Kim mà ta thường gọi là khoáng-chất. Ở đồ, phương Tây ghi : Tứ, cửu Kim.
Thủy, hỏa, kim, mộc đều bám vào quả đất mà tương thành, tương tựu nên gọi là « Tứ Tượng ». Nơi trung tâm, hình đồ ghi : Ngủ, thập Thổ. Số ngủ thập thổ là cơ bí-mật của Trời đất. Ngôi này gọi là Thái Cực, Tạo-hóa chi cơ.
Hình Hà Đồ
7+
Hỏa
2-
8- Mộc 3+ 5+Thổ 10- 4- Kim 9+
1+
Thủy
6-
Nên hiểu số 5 rất quan hệ. Vạn vật không có nó không sanh, không có nó không thành, không nó thì không có gì trong vũ trụ cả. Muốn biết sự quan hệ của nó, ta xét thấy : số 1 cộng số 5 thành số 6 ; số 2 cộng số 5 thành 7 ; số 3 cộng số 5 thành 8 ; số 4 cộng với 5 thành 9 ; số 5 cộng với 5 thành 10.
Nếu không có 5 thì không sanh ; không có 5 thì không thành. Nên vạn-vật phát khởi do đó, chung thành tại đó, qui nạp về đó. Đó là tín. Nếu nhân không tín thì không thành nhân. Nghĩa không tín thì không thành nghĩa. Lễ không tín thì không thành lễ. Trí không tín thì không thành trí.
Nó là Huyền-Quan Nhứt Khiếu của Tiên-gia, bộ tim con đỏ của loài người mà sách Châu Dịch gọi là Thái Cực hay là Lý ».
Chúng ta đã biết « Thượng Đế là ngôi Thái-Cực » ở vị trí Trung-ương trong Hà Đồ. Thông thường, chúng ta niệm danh đức MẸ « Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn ». Mẹ là ngôi Vô Cực. Thái Cực và Vô Cực là hai trạng thái của một bản-thể duy nhất là Đạo, khi hiện khi ẩn, khi động khi tịnh. Kinh sách dạy « Vô Cực nhi Thái Cực » (Vô Cực là Thái Cực) :
« Hư vô, Thái Cực cũng đồng ngôi,
Động tịnh, sắc không, ấy lẽ Trời.
Biến hóa nhiệm mầu do một khí,
Cơ-quan đóng mở có trong người.
Người cùng với Đạo có hai đâu,
Thanh tịnh lòng ta thấy nhiệm mầu.
Vọng chấp mới sanh tâm đắm nhiễm,
Quày chơn trở lại có bao lâu !
Lâu mau không ở khoảng đường về,
Ở tại lòng người giác hay mê.
Mê mới nhiễm trần, tâm trở trệ,
Giác rồi chứng ngộ, vẹn muôn bề. »
Trước khi chưa có Trời đất chỉ có trong khoảng hồng mông lặng lẽ một khí Hư Vô. Khí ấy gọi là Vô Cực mà ta quen gọi là Diêu-Trì Kim Mẫu.
Khí Hư Vô mới sanh ra Thái-Cực. Thái Cực cũng gọi là Trời, là Thượng -Đế. Có Trời hay Thượng-Đế rồi mới có vạn hữu chúng sanh. Có vạn hữu chúng-sanh mới có Thần Thánh Tiên Phật, thi thiết hết khã năng bản thể của mình rồi thì trở lại Hư Vô hiệp nhứt cùng Đạo.
Nếu không có khí Hư Vô thì cũng không có Thượng Đế, thì cũng không có gì hết. Đã không có gì hết, thì làm gì biết được Vô Cực, Thái Cực, Phật, Thánh, Tiên. Nên chi « Đạo Đức Kinh » có câu :
« Vô danh Thiên Địa chi thỉ,
Hửu danh vạn vật chi mẫu.»
« Thỉ » là Vô Cực. « Mẫu » là Thái Cực. Thái Cực với Vô Cực không hai mà hai ; không một mà một. Hai và Một là thể và dụng của ĐẠO. Đạo có sắc, có không, có động, có tịnh. Khi thì hiện gọi là Thái Cực. Khi thì ẩn gọi là Vô Cực.
« Vô Cực nhi Thái Cực » là vậy.
Kết-luận
Theo Giáo Sư Trịnh Xuân Thuận, thì Einstein, Pascal và Spinoza cho rằng Thượng-Đế ở khắp mọi nơi, trong Thiên Nhiên, là nguyên-lý điều hành cả vũ trụ, không-gian. Chúng ta đã hiểu Thượng Đế đó chính là Đạo, hiện hửu từ cái nhỏ nhứt đến cái to tát nhứt. Sau đây để làm cho dể hiểu, chúng tôi xin mượn một câu chuyện, trích từ quyển « Le Monde du Tao » do Claude Elson dịch từ nguyên bản Anh văn của Chang Chung Yuan, tiến-sĩ triết-học Đại-Học Columbia (USA), năm 1979 Stock+Plus, trang 45, có kể lại một giai thoại như sau :
« Thầy Tung Kuo (Tung Kuo-seu) hỏi Trang Tử (Tchouang-tseu) :
+ Cái Đạo Ông nói nó ở đâu ?
- Ở khắp nơi, trả lời Trang Tử.
+ Ông có thể chỉ cho rỏ hơn không ?
- Đạo ở trong con kiến.
+ Làm sao mà Đạo có thể xuống thấp quá vậy !
- Đạo ở trên ngói lợp nhà.
+ Sao còn thấp quá vậy ?
- Đạo ở trong đóng phân !
Tới đây thì Thầy Tung Kuo nín thinh. Khi đó Trang Tử mới cắt nghĩa: “Mấy câu hỏi của anh không đi vào cốt lũy của Đạo. Không nên hỏi Đạo ở đâu trong từng sự vật như vậy bởi vì không có một vật nào trên đời này mà không có Đạo! (Tes questions ne vont pas au coeur du Tao. Il ne faut pas demander la spécification de choses particulières où le Tao existe car il n’est pas une chose au monde où le Tao ne soit pas ) ».
Thượng Đế thì vô cùng, bàn hoài chẳng hết ! Chính Đức Victor HUGO, trong một đàn cơ trích từ quyển « Histoire et Philosophie du Caodaïsme » của học giả Gabriel GOBRON, trang 61 đến 65, ấn bản 1949, khi đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã xin Đức Ngài giãng dạy về nguồn gốc và sức mạnh của THẦY, thì Đức Ngài đã trả lời : « Không dể dàng để hiểu biết được điều bí mật này, từ muôn đời con người đã điều tra, tìm hiểu mà vẫn chưa ai thấu rõ ... Ngay cã chính Đức Phật cũng chỉ mới đưa ra những phỏng đoán. »
« Il n’est pas aisé de connaître ce mystère,
L’enquête éternelle sur ce point n’est plus claire.
(...)
Si l’on veut connaître l’origine de notre Maître,
Il faut qu’on soit avec Lui ou on Le pénètre.
Aucun esprit n’a une très nette opinion,
Bouddha lui-même ne fait que des suppositions.(...)»
Để xứng đáng là một tiểu linh quang, là một người con hiếu thảo trên đường tìm về với Đại Từ Phụ, mỗi chúng ta hãy bắt đầu bằng cách mở rộng lòng thương nơi tâm hồn mình và thực hành lời Thầy dạy bên trên: « đem gieo truyền “tình thương yêu nhân loại ” trong “đức háo sanh Thượng Đế” », để có được chút ít giống THẦY, như lời dạy:
« Con Thầy thì phải giống Thầy,
Giống Thầy ở chổ đủ đầy Tình Thương. »
Và xin lập lại lời Thánh Giáo của Thầy dạy bên trên để thay lời kết luận: « Các con hãy nhận thức lòng Thầy để đem vào lòng các con và tập lần lần để cho lần lần được thành-công trên quan-điểm yêu-thương. Ảnh hưởng ấy sẽ đem đến sự hoằng dương đạo-lý của Thầy. »
Ban Giáo Lý Thánh-Thất Cao Đài P
Send comment